Chẩn đoán và điều trị bệnh tim hôm nay

Phân ly nhĩ thất và rối loạn dẫn truyền trong thất

Tiên lượng của blốc trong thất nói chung là tùy thuộc vào bệnh tim cơ sở. Ngay cả trong blổc hai phân nhanh, tỷ lệ blôc tim hoàn toàn huyền bí hoặc tiến triển tới hình thái blốc này rất thấp và tạo nhịp thường là không xác đáng.

Rối loạn dẫn truyền có thể xảy ra giữa nút xoang và nhĩ, trong nút nhĩ thất và tại các đường dẫn truyền trong thất.

Phân ly nhĩ thất

Khi một ổ chủ nhịp ở thất phóng xung với tần số nhanh hơn hoặc xấp xỉ bằng tần số của nút xoang (nhịp tự thất gia tốc, ngoại tâm thu thất hoặc nhịp nhanh thất), xung động nhĩ tới nút nhĩ thất khi nó còn trơ nên không thể dẫn truyền được. Hiện tượng này là phân ly nhĩ thất nhưng không nhất thiết chứng tỏ blốc nhĩ thất, không cần phải điều trị phân ly nhĩ thất ngoài việc điều trị rối loạn nhịp gây ra.

Rối loạn dẫn truyền trong thất

Rối loạn dẫn truyền trong thất bao gồm cả blốc nhánh thường gặp ở những người có tim bình thường và nhiều quá trình bệnh khác như bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh viêm, bệnh thâm nhiễm, bệnh cơ tim và sau phẫu thuật tim. Dưới nút nhĩ thất và thân bó His, hệ thống dẫn truyền phân thành 3 nhánh: nhánh phải, phân nhánh trái trước, và phân nhánh trái sau. Blốc dẫn truyền trong mỗi nhánh này có thể nhận biết được trên điện tâm đồ bề mặt. Mặc dù những rối loạn dẫn truyền này thường thấy ở tim bình thường, chúng cũng thường do bệnh tim thực tổn gây ra hoặc là một quá trình xơ hóa hoặc calci hóa đơn độc hoặc (bệnh Lev hoặc bệnh Lenegre) hoặc là bệnh cơ tim nói chung. Blốc hai phân nhánh xảy rạ khi hai trong ba nhánh đó (nhánh phải, và phân nhánh trái trước hoặc sau) bị tổn thương. Blốc ba phân nhánh được định nghĩa là blốc nhánh phải xen kẽ với blốc nửa trái, bloc nhánh phải và nhánh trái xen kẽ, blốc hai phân nhánh với dẫn truyền dưới nút kéo dài (khoảng HV dài).

Tiên lượng của blốc trong thất nói chung là tùy thuộc vào bệnh tim cơ sở. Ngay cả trong blổc hai phân nhanh, tỷ lệ blôc tim hoàn toàn huyền bí hoặc tiến triển tới hình thái blốc này rất thấp và tạo nhịp thường là không xác đáng. Ở những bệnh nhân có triệu chứng (như ngất), phù hợp với blốc trong thất, tạo nhịp nên để dành cho những trường hợp đã chứng minh là ngất xảy ra đồng thời với blốc tim hoàn toàn bằng theo dõi điện tâm đồ liên tục hoặc những trường hợp có khoảng HV rất dài (> 90ms) mà không có nguyên nhãn nào khác gây ra triệu chứng đó. Thậm chí ở những nhóm sau, tạo nhịp dự phòng đã không cải thiện được tiên lượng một cách đáng kể, có lẽ do tỷ lệ cao của rối loạn nhịp thất trong cùng quần thể.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantimmach/phan-ly-nhi-that-va-roi-loan-dan-truyen-trong-that/)

Tin cùng nội dung

  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY