Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Pháo tự chế phát nổ làm dập nát bàn tay thiếu niên

Bắc Giang-Thiếu niên 14 tuổi tự chế pháo tại nhà để chơi, không may phát nổ, bàn tay dập nát.

Người nhà đưa em đến Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân mất ngón giữa của bàn tay trái, ngón trỏ bị hoại tử, gãy xương nhiều ngón tay, mất hết mô mềm, lộ gân xương.

Các bác sĩ sát trùng, lọc cắt những phần mô hoại tử, cố gắng bảo tồn bàn tay cho em. Tuy nhiên, bác sĩ Trần Phương Nam, khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, ngày 3/6 cho biết tình trạng bệnh nhân rất nặng, đa phần chức năng tay không giữ được. Trong đó, ngón giữa của bàn tay trái buộc phải tháo rời, ngón trỏ bị hoại tử do bỏng nhiệt cũng không giữ lại được.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, nhưng hiệu quả phục hồi chức năng vận động tay không cao. Bác sĩ hướng dẫn em tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng bàn và ngón tay.

Theo bác sĩ nam, các tổn thương do pháo nổ rất nguy hiểm, đặc biệt tổn thương vùng bàn tay, mặt của bệnh nhân. trong nhiều trường hợp, vết thương do pháo không thể tái tạo được, gây tàn phế. pháo tự chế chứa hóa chất độc gây hại cho hệ hô hấp khi hít, có thể phát nổ bất cứ lúc nào và để lại di chứng lâu dài cho nạn nhân.

Người chế tạo pháo do tiếp xúc gần nên khi phát nổ dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực... Vết bỏng nặng còn gây nhiễm độc và để lại nhiều di chứng thẩm mỹ như sẹo xấu, sẹo co kéo, nặng hơn là ảnh hưởng tới cơ, xương... Sau xuất viện, người bệnh còn phải tiếp tục đối mặt với di chứng về cả tinh thần lẫn thể chất nặng nề.

Bác sĩ khuyến cáo gia đình, nhà trường cần giáo dục, phòng ngừa trẻ em không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ. người dân cần tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ, không tự ý chế tạo thu*c nổ, pháo nổ tại nhà gây nguy hại cho bản thân và xã hội.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/phao-tu-che-phat-no-lam-dap-nat-ban-tay-thieu-nien-4471858.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY