Khoa học hôm nay

Phát hiện ếch có răng nanh ở Indonesia

Các nhà khoa học Canada tuyên bố đã phát hiện 9 loài ếch có răng nanh mới tại đảo Sulawesi, Indonesia.
Nhà sinh vật học Ben Evans thuộc ĐH McMaster, Canad cùng các cộng sự đã dành nhiều năm thám hiểm vào ban đêm dọc theo các con sông trong các khu rừng trên đảo Sulawesi, bất chấp nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là rắn hổ mang. Kết quả là, họ đã bắt được 683 con thuộc 13 loài ếch có răng nanh khác nhau.

Một loài ếch có răng nanh mới phát hiện trên đảo Sulawesi. Ảnh: National Geographic.


Nhóm nghiên cứu đã phân tích ADN và lập bản đồ phân bố của 13 loài ếch có răng nanh, xác định chúng thuộc chi ếch Limnonectes, trong số này có 9 loài mới đối với giới khoa học.

Theo bài báo đăng trên tạp chí National Geographic (Mỹ), răng nanh của các loài ếch này không phải là răng thực sự mà là phần xương hàm nhô lên và một vài chiếc răng trong số chúng không thể nhìn thấy qua khe nướu.

Một loài ếch có răng nanh khác mới phát hiện. Ảnh: National Geographic.


Giáo sư Evans hiện chưa biết rõ vì sao các loài ếch này lại tiến hóa có răng nanh, nhưng có một khả năng là chúng dùng răng giả như gai nhọn để giữ chặt con mồi bắt được trong nước như nòng nọc, côn trùng và cả những con cá nhỏ.

Ngoài ra, có thể chúng dùng răng nanh để chiến đấu với những con ếch đực khác nhằm bảo vệ lãnh thổ hoặc để tự vệ trước kẻ thù. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa ghi nhận được trường hợp nào ếch dùng răng để cắn người.

Một loài ếch có răng nanh bảo vệ ổ trứng trên lá cây tại đảo Sulawesi. Ảnh: National Geographic.


Các loài ếch có răng nanh trên đảo Sulawesi rất đa dạng về hình thái cơ thể, một vài loài to lớn với chiều dài cơ thể khoảng 10cm và màng chân rộng giúp chúng dễ dàng “bơi” nhanh trong nước. Ngược lại, một số loài khác nhỏ hơn với chiều dài cơ thể khoảng 5cm và có màng chân hẹp giúp chúng thích nghi tốt hơn với phần lớn cuộc sống trên cạn.

Một trong 9 loài ếch có răng mới đối với giới khoa học. Ảnh: National Geographic.


Bên cạnh việc phát hiện sự đa dạng của các loài ếch có răng nanh trên đảo Sulawesi, giáo sư Evans còn bày tỏ mối lo ngại: “Trong quá trình nghiên cứu, vài loài ếch có răng nanh được chúng tôi thu thập trong các khu vực rừng bị tác động nghiêm trọng bởi vấn nạn khai thác gỗ, nhiều nơi chúng tôi quay trở lại vài năm sau thì nhận thấy các khu rừng tại đây đã biến mất”.

Các nhà khoa học không nghĩ các loài ếch có răng nanh này có thể bị tuyệt chủng, nhưng chính quyền địa phương cần có những biện pháp bảo tồn ưu tiên chúng trên hòn đảo này.

1

Theo Huỳnh Phương/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/phat-hien-ech-co-rang-nanh-o-indonesia-36042.html

Theo Huỳnh Phương/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-ech-co-rang-nanh-o-indonesia/20210206080655218)

Tin cùng nội dung

  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY