Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phát hiện sớm, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao

MangYTe - Những năm qua, Hà Tĩnh đã làm tốt công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, do đó từ năm 2009 đến nay 100% bà mẹ mang thai nhiễm HIV được quản lý sinh ra các trẻ an toàn, không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đa số phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ HIV còn thấp, vì vậy nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con rất cao.

Chị Nguyễn Thị N, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà có thai tháng thứ 6, đi khám thai nhiều lần, nhưng chưa lần nào chị làm xét nghiệm HIV.

Đến tháng thứ 7 chị n. lên cơn đau bụng, đi khám, xét nghiệm hiv thì mới phát hiện mình bị nhiễm hiv, chị n. chia sẻ trong nước mắt: "từ khi biết kết quả mình bị nhiễm hiv từ chồng, tôi không muốn sống nữa, nhưng được các cán bộ y tế động viên và tư vấn thực hiện dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con. tôi đã quyết tâm điều trị arv hy vọng sau khi sinh cháu khỏe mạnh không bị lây nhiễm từ mẹ".

Phát hiện sớm, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao - Ảnh 1.

Cán bộ cdc hà tĩnh tư vân điều trị, dùng Thu*c bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ nhiễm hiv. ảnh: t. loan

Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, 6 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh có hơn 14 nghìn người được tư vấn, xét nghiệm hiv; trong đó hơn 7 nghìn phụ nữ mang thai. tiếp nhận mới 44 bệnh nhân nhiễm hiv, nâng tổng số bệnh nhân hiv đang điều trị bằng Thu*c kháng vi rút (arv) tại phòng khám là 427, trong đó nam 265, nữ 162 người. đặc biệt, trong số hơn 7 ngàn phụ nữ mang thai tự nguyện làm xét nghiệm hiv, thì chỉ có 20% phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai, số đông còn lại là xét nghiệm hiv trong lúc chuyển dạ.

Theo bác sĩ phùng bình văn, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh: "thực tế trẻ có nguy cơ lây nhiễm hiv từ mẹ sang con cao nhất nằm ở giai đoạn bà mẹ chuyển dạ, chiếm khoảng 20%, còn trẻ nhiễm hiv từ trong bụng mẹ chỉ chiếm 5-10%. với những trường hợp phát hiện muộn, lúc chuyển dạ thì các cơ sở y tế khó áp dụng phác đồ điều trị bằng Thu*c arv. mặt khác, dù áp dụng điều trị dự phòng lây nhiễm hiv từ mẹ sang con ở những trường hợp này thì hiệu quả cũng không cao".

Phát hiện sớm, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao - Ảnh 2.

Làm các thủ tục cấp Thu*c điều trị ngoại trú cho bệnh nhân. ảnh: t.l


Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm hiv được tiếp cận dịch vụ hiv sớm, thì sẽ được các y, bác sĩ tư vấn, cung cấp các kiến thức dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, cũng như được chăm sóc, điều trị arv… giảm nguy cơ lây truyền hiv từ mẹ sang con.

Bác sĩ phùng bình văn cho biết thêm: "nếu phụ nữ mang thai nhiễm hiv không được điều trị dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền hiv sang cho thai nhi từ 25-40%, nếu được điều trị dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con thì tỷ lệ này có thể giảm chỉ còn khoảng 5%. từ năm 2009 đến nay, hà tĩnh đã tiếp nhận, điều trị dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con cho 47 phụ nữ mang thai bị nhiễm hiv; trong đó có 41 trẻ được sinh ra được khỏe mạnh, an toàn không bị lây nhiễm hiv từ mẹ và hiện đang còn 06 bà mẹ mang thai được chăm sóc và dự phòng điều trị arv".

Mặc dù, công tác dự phòng, điều trị hiv từ mẹ sang con được thực hiện tại hà tĩnh rất hiệu quả, tuy nhiên, hiện nay công tác này còn gặp nhiều khó khăn. đó là nhận thức của một số phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mang thai về dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con còn thấp nên hầu hết phụ nữ nhiễm hiv đều phát hiện muộn trong giai đoạn mang thai và khi chuyển dạ nên rất khó khăn trong việc tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, quản lý các bà mẹ nhiễm và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm hiv/aids.

Vì những lý do trên nên đa số phụ nữ nhiễm hiv không dám công khai và phụ nữ mang thai chưa được tiếp cận dịch vụ hiv sớm… dẫn đến nguy cơ lây nhiễm hiv từ mẹ sang con và những người xung quanh là rất cao.

Phát hiện sớm, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao - Ảnh 3.

Cấp Thu*c arv điều trị cho phụ nữ nhiễm hiv/aids

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có chế độ, chính sách cho các bà mẹ mang thai nhiễm hiv và trẻ em bị nhiễm hiv, trẻ em không bị nhiễm hiv nhưng bị ảnh hưởng bởi hiv. trong khi đó, xã hội vẫn còn sự kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm hiv/aids. "năm 2020 nguồn ngân sách của các tổ chức bị cắt, giảm, hiện chỉ có nguồn của tổ chức ahf với chi phí hạn hẹp, chỉ hỗ trợ Thu*c arv và test xét nghiệm tại cộng đồng. nguồn ngân sách của tỉnh theo nghị quyết số 92/nq-hđnd tỉnh về việc bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động phòng chống hiv/aids giai đoạn 2014-2020 đã kết thúc. do đó công tác phòng chống hiv/aids gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lây nhiễm hiv tại cộng đồng là rất cao", bác sĩ phùng bình văn trải lòng.

Để tất cả trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh, trước hết, xã hội cần có cái nhìn thiện cảm hơn với những người không may bị nhiễm hiv, tránh kỳ thị phân biệt đối xử. cần có chế độ cho những phụ nữ và trẻ em không may bị nhiễm căn bệnh này. mở rộng công tác tư vấn, tuyên truyền, xét nghiệm xuống huyện, thị, xã, phường, cũng như tăng cường công tác điều trị phòng chống hiv từ mẹ sang con.

Thanh Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/phat-hien-som-dieu-tri-du-phong-lay-nhiem-hiv-tu-me-sang-con-dat-hieu-qua-cao-20201221225727142.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY