TTND, PGS - TS Nguyễn Văn Thạch, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Đông Nam Á cho biết: Chủ đề của Hội nghị khoa học thường niên lần thứ XVII là phát triển mạng lưới chấn thương chỉnh hình vì vậy ngoài các thành phố lớn nơi có nhiều điều kiện tốt hơn, Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam quyết định tổ chức hội nghị khoa học đến các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích là để các thầy Thu*c tại chính địa phương đó được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trực tiếp quan sát và tham gia vào ca mổ….để họ trưởng thành hơn. Về phía người bệnh, đây là cơ hội để họ được thụ hưởng kỹ thuật cao ngay tại quê hương mình, nói nôm na là "kỹ thuật của người giàu nhưng người nghèo được thụ hưởng".
Thầy Thu*c nhân dân, Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Viết Đồng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên BCH Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo TTND, BSCKII Nguyễn Viết Đồng, Phó giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, bệnh viện hiện nay là bệnh viện hạng I, được giao kế hoạch 800 giường bệnh (1.200 giường thực kê), có 749 cán bộ viên chức với 39 khoa, phòng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện được đầu tư, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong khám, chữa bệnh góp phần cứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, niềm tin của bệnh nhân, của nhân dân vào bệnh viện tăng lên, là một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh tốt cho nhân dân tỉnh nhà.
Phát triển mạng lưới chấn thương chỉnh hình, gồm các bài giảng về thay khớp gối toàn phần, phẫu thuật MIS-TLIF có sử dụng robot, phẫu thuật nội soi khớp vai và phẫu thuật trình diễn 3 bệnh nhân mắc các bệnh trên. "Thông qua các bài giảng và các ca mổ trình diễn của chuyên gia trong nước và nước ngoài, các đồng nghiệp sẽ lĩnh hội được những kiến thức mới, những kinh nghiệm chuyên môn quý báu để áp dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh", BS Nguyễn Viết Đồng nói.
Hiện nay tình trạng người bệnh bị chấn thương rất đa dạng, phức tạp do tuổi cao, do tại nạn giao thông, T*i n*n lao động, T*i n*n sinh hoạt diễn ra mọi lúc, mọi nơi trên khắp đất nước. Có những trường hợp cần phải sơ cấp cứu tại tuyến dưới rồi mới chuyển lên tuyến trên. Điều này đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ phải có trình độ giỏi, chuyên sâu để xử trí đúng. Do vậy, việc chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngoài việc thường xuyên cử các bác sĩ đi tham dự các hội nghị, hội thảo để cập nhật những tiến bộ y học mới, chúng ta cũng cần tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn nhằm đem lại cho các bác sĩ nhiều cơ hội tiếp cận với những thành tựu y học trên thế giới.
Lãnh đạo Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, Lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu quốc tế.
Hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình lần thứ XVII này, quy tụ khoảng 1.000 thầy Thu*c trên khắp cả nước về dự cùng với nhiều bác sĩ đến từ Philippin, Indonesia, Singapo, Thái lan… với hơn 90 bài báo cáo được trình bày là cơ hội tốt để các thầy Thu*c được lắng nghe kinh nghiệm hữu ích từ đồng nghiệp.
Chủ đề liên quan:
chấn thương chấn thương chỉnh hình chỉnh hình kỹ thuật kỹ thuật cao mạng lưới nCoV phát triển Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam thương Viêm phổi cấp virus corona