Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phát triển ngành phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phục hồi chức năng cùng với phòng bệnh, khám chữa bệnh là các công tác hết sức quan trọng của ngành Y tế, trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngày 16/12, tại hà nội đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác phục hồi chức năng năm 2020 và định hướng nhiệm vụ năm 2021, giai đoạn 2021-2030.

Theo pgs.ts. lương ngọc khuê, những năm gần đây, công tác phục hồi chức năng cho người bệnh, người khuyết tật ngày càng được đảng, nhà nước và ngành y tế quan tâm, thể hiện bằng các văn bản của quốc hội, chính phủ: luật người khuyết tật, công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật; chương trình phcn cho người khuyết tật được chính phủ phê duyệt là một trong các chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016-2020.

Các văn bản của bộ y tế như: thông tư số 46/2013/tt-byt quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ sở phcn; kế hoạch quốc gia phát triển về phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020; thông tư quy định về giá các dịch vụ, quy định về chi trả bhyt cho các kỹ thuật phcn; các văn bản quy định danh mục kỹ thuật; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị; quy trình kỹ thuật phcn là hành lang pháp lý để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát triển dịch vụ phcn, đáp ứng nhu cầu của người bệnh và người khuyết tật. đặc biệt, trong dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã có 1 điều riêng quy định về phcn, điều này cho thấy hệ thống chính sách, pháp luật về kcb, phcn ngày càng được hoàn thiện.

Trong nghị quyết số 20-nq/tw ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương khóa xii về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. quan điểm chỉ đạo của đảng là: “sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” “đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển”.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh tầm quan trọng của phục hồi chức năng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cũng theo pgs. khuê, hiện nay nhu cầu về phục hồi chức năng là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng của các bệnh không lây nhiễm tại việt nam, trong khi dân số nước ta già hóa nhanh chóng (năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi 11,9%; tuổi thọ trung bình là 70,6). ngoài ra còn một số lượng khoảng 4 triệu người việt nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin; các bệnh nhân T*i n*n giao thông, lao đông, thiên tai, thảm họa… có nhu cầu phcn.

Trong khi đó, hiện nay nhiều tỉnh thành đã sáp nhập bv phục hồi chức năng vào bv y học cổ truyền làm giảm vai trò của phcn trong khám chữa bệnh. hiện đã có 10 bv phục hồi chức năng sáp nhập với bv y học cổ truyền.

Trước thực tế này, bộ y tế đã có công văn số 4997/byt-kcb gửi đồng chí chủ tịch ubnd các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, về tăng cường đầu tư và phát triển công tác chăm sóc sức khỏe và phcn cho người khuyết tật.

Hội phục hồi chức năng việt nam cũng đã gửi văn bản kiến nghị không nên sáp nhập bệnh viện yhct và bệnh viện phcn; tăng cường chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương hiểu rõ và triển khai thực hiện đúng chỉ đạo của ban bí thư trung ương đảng tại nghị quyết nghị quyết số 19-nq/tw ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương khóa xii; nghị quyết số 20-nq/tw ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương khóa xii về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đồng thời, tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của phcn trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, đặc biệt về phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm phcn cho trẻ em khuyết tật, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ về phcn tại các tuyến. quan tâm phát triển mạng lưới phcn thống nhất trong các tuyến theo chỉ đạo của bộ y tế. tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng cho bệnh viện phcn, từng bước trang bị các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa phcn.

Các nội dung kiến nghị nêu trên góp phần tăng cường, ổn định và phát triển ngành phcn, đáp ứng nhu cầu phcn ngày càng cao của người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với các mạng, người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin, người dân có nhu cầu. đặc biệt đáp ứng các điều, khoản của công ước quốc tế về quyền người khuyết tật, quyền trẻ em khuyết tật mà chính phủ việt nam đã ký kết và phê chuẩn...

Hướng dẫn phục hồi chức năng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ảnh minh họa.

Trong tình hình mới, chính sách tài chính y tế, cơ chế hoạt động, quản lý trong các cơ sở y tế có nhiều đổi mới, diện bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng của người dân ngày càng lớn, tiến tới tự chủ về mặt tài chính, việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phát triển hệ thống phục hồi chức năng là hết sức cấp thiết để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh và là sự lựa chọn của người bệnh, sự sống còn của bệnh viện. việc nâng cao chất lượng khám, chưa bệnh đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan quản lý, các cơ sở phcn và đặc biệt là giám đốc bệnh viện, trưởng khoa phcn.

Sự nghiệp phát triển ngành phcn tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chắc chắn sẽ mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển chăm sóc sức khỏe toàn dân, khẳng định vị thế quan trọng của ngành phcn trong việc nâng cao sức khỏe. điều đó đòi hỏi mỗi công chức, viên chức, người lao động của ngành phcn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phát triển ngành phcn bắt kịp cùng các nước phát triển trên thế giới.

Đặc biệt, nhiệm vụ trước mắt là tiến hành xây dựng chiến lược phát triển phcn ở việt nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình chính phủ phê duyệt và ban hành.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung phân tích nguyên nhân kết quả đạt được, từ các thành tựu đã đạt được và các khó khăn, vướng mắc, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm để đề xuất, tham mưu các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển tổ chức, nhân lực, năng lực ngành phcn, mục tiêu nâng cao sức khỏe nhân dân và phcn, hòa nhập cộng đồng đối với người khuyết tật, người cao tuổi...

Theo thống kê cả nước có 2.431 người được cấp phép hành nghề PHCN, trong số đó có 1.721 kỹ thuật viên PHCN (đến tháng 11/2019).

Các cơ sở PHCN đã được trang bị các thiết bị cơ bản về PHCN, một số cơ sở PHCN đã được trang bị thiết bị PHCN hiện đại, sử dụng robot trong PHCN như BV Trung ương Quân đội 108...

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phuc-hoi-chuc-nang-n184230.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY