Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Các tổ chức quốc tế ghi nhận Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chính thức thông báo 16 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức, kết nối trực tuyến với 700 điểm cầu trong cả nước, đã đặt nội dung trọng tâm là vấn đề ứng phó với dịch COVID-19 trong bối cảnh hiện nay đã có 37 nước có người nhiễm bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc với ngành y tế khi phải tạm dừng các hoạt động tôn vinh và biểu dương các tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm ngày Thầy Thu*c Việt Nam, để tập trung chống dịch. Để ghi nhận những nỗ lực của các y, bác sĩ, lực lượng vũ trang, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã có những đóng góp quan trọng trong việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng đã yêu cầu cả hội trường đứng dậy, vỗ tay tri ân, thay cho cho những bó hoa chúc mừng.

Việt Nam đã chiến thắng chiến dịch mở màn đầu tiên

Thông tin 16 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh hoàn toàn, khi bệnh nhân thứ 16 cũng đã có kết quả xét nghiệm lần thứ 2 âm tính với virus SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị

"Trong quá trình phòng dịch COVID-19, các bác sĩ đã kết hợp cả trình độ chuyên môn và yếu tố khác để chữa trị bệnh. Đến nay chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên nhưng chưa thắng cả cuộc chiến. Tình hình dịch đã nhiều thay đổi nên chúng ta phải sẵn sàng chống dịch, tuyệt đối không được lơ là.” - Phó Thủ tướng nói.

Hiện, người dân đã hiểu biết đúng hơn về nguy cơ lây nhiễm cũng như cách tự phòng bệnh, không còn tâm lý hoảng sợ quá mức cần thiết như trước đây. Tuy nhiên, lo lắng khi tâm trạng chủ quan trong phòng, chống dịch bắt đầu xuất hiện ở một số đơn vị và người dân, Phó Thủ tướng cảnh báo các cấp chính quyề, các đơn vị liên quan, các cơ sở y tến,… tuyệt đối không được lơi lỏng, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhưng cũng không quá lo lắng, không quá cẩn thận quá mức cần thiết.

Chúng ta đã tính các tình huống xấu nhất, để không để tình huống xấu xảy ra. Việt Nam đã xây dựng kịch bản dịch COVID-19 xảy ra ở 5 mức với mức cao nhất là có tới 30.000 người lây nhiễm, để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Các cơ quan đã sẵn sàng các văn bản chỉ đạo để ứng phó với mọi tình huống. Xác định phương châm phát hiện sớm, ngăn chặn dịch thông qua việc cách ly, khoanh vùng, dập tắt triệt để.

Theo Phó Thủ tướng, chống dịch trong thời đại công nghệ thông tin thì phải dùng công nghệ thông tin để minh bạch và kịp thời. Chúng ta đã chủ động minh bạch từ đầu, trên báo chí và cả mạng xã hội. Có minh bạch mới cảnh báo cho nhân dân biết được nguy cơ. Chống dịch không phải của ngành y tế, công an, biên phòng vv... mà của từng người dân.

Phản ứng nhanh trước tình hình dịch bệnh

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, các cấp, ngành cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ những người đến từ vùng dịch, trước đây là Trung Quốc, giờ là 2 địa phương của Hàn Quốc. Tới đây có vùng nào khác thì ta vẫn thực hiện phương châm như trên. Chúng ta mềm dẻo và kiên quyết trong việc cách ly.

Phó Thủ tướng khẳng định biện pháp phòng dịch COVID-19 tốt nhất là cách ly. Việc cách ly ở các tỉnh biên giới cần đặc biệt chú trọng bởi người dân đi lại nhiều với số lượng lớn. Lực lượng quân y, quân đội ở các tỉnh phải tổ chức cách ly, nghiêm túc triển khai thực hiện công tác phòng dịch. Quan trọng hơn cả là phải thực hiện tổ chức cách ly theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, đảm bảo an toàn, không để dịch bệnh lây lan trong khu cách ly, bệnh viện.

Hội nghị trực tuyến với 700 điểm cầu của Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao sự tham gia của quân đội trong phòng, chống dịch COVID-19: Lần này chúng ta kết hợp rất tốt với Bộ Quốc phòng, đây là lần đầu tiên quân đội nhân dân tham gia trên quy mô toàn quốc chống dịch, vấn đề về điều trị, cách ly nghiên cứu khoa học.

"Chống dịch như chống giặc nên các đơn vị phải phản ứng nhanh để chủ động ứng phó. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng công bố dịch, khi dịch chưa lây nhiễm nhanh. Tới đây, các văn bản sẽ đúc kết lại để phòng, chống dịch thật tốt, vì sức khỏe của nhân dân, chống dịch dứt khoát để ngắt dịch thật sớm, lấy được lợi thế” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: Với một tinh thần hợp tác quốc tế, chúng ta phải thực hiện các biện pháp cách ly, gây bất tiện cho người bị cách ly, đặc biệt là khách quốc tế, nhưng trách nhiệm công dân, trách nhiệm quốc tế chúng ta phải thuyết phục. Trẻ em đến trường trên tinh thần an toàn, yên lòng, an tâm.

Thông tin về nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong năm 2020, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế phải quan tâm, lắng nghe người dân nhiều hơn nữa. Đặc biệt, ngành Y tế phải chấn chỉnh những biểu hiện đã manh nha và ngày càng lớn hơn trong các bệnh viện đó là việc chạy theo doanh thu. Thực tế, một số lãnh đạo bệnh viện, cán bộ ngành y tế đã có tư tưởng này.

Phó Thủ tướng đề nghị mọi tất cả các quy trình khám, chữa bệnh phải minh bạch, quy trình thu - chi phải kết nối với bảo hiểm.

Cùng với đó phải sửa đổi lề lối làm việc, nhất là đối với Bảo hiểm xã hội. Phó Thủ tướng yêu cầu họp giao ban Bộ Y tế về phòng, chống dịch, phải mời Bảo hiểm xã hội dự. Tất cả các đơn vị phải bỏ quan niệm Bộ Y tế, Sở Y tế là cấp trên của Bảo hiểm xã hội, bởi mỗi đơn vị đều có chức năng riêng và phải làm đúng theo chức năng của mình.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-cac-to-chuc-quoc-te-ghi-nhan-viet-nam-kiem-soat-tot-dich-covid19-381442.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chú em tôi ở miền Tây tính đưa vợ lên TPHCM sanh vì em dâu tôi yếu lắm, sảy thai mấy lần giờ mới được đứa này. Nhà tôi ở đường Nguyễn Oanh nên dự định đưa em dâu đi sanh ở BV Vũ Anh cho gần, và cũng vì ngại các BV phụ sản lớn đông quá. Không biết chi phí có mắc lắm không? (Quỳnh Anh – TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY