Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phổi hồi phục 30%, cân nhắc phương án đưa phi công mắc COVID-19 về Anh

Phương án đưa phi công người Anh hồi hương đang được tính đến bởi bệnh nhân này đã khỏi COVID-19, dung tích phổi hoạt động 30%.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, một phương án cũng được tính đến là chuyển nam phi công người Anh về nước do bệnh nhân này đã khỏi COVID-19. "Vấn đề này cần báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế cùng các Bộ, ban, ngành liên quan để bàn bạc, cân nhắc"- ông Khuê cho hay. Ít nhất, bệnh nhân để chuyển được phải tỉnh táo và nhiều chỉ định khác.

Theo đó, thông tin từ PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, dung tích vùng phổi hoạt động được của bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh đã tăng lên 30% thay vì chỉ 10% như cách đây gần 1 tuần.

Kết quả chụp CT- Scan phổi lần 2 của bệnh nhân cho thấy, phần phổi phục hồi đã chiếm khoảng 20 đến 30%, chức năng phổi đã cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, mạch và huyết áp của bệnh nhân ổn định, siêu âm tim ghi nhận thất trái co bóp tốt, đồng bộ, dịch màng ngoài tim lớp mỏng.

Sáng nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM đón bệnh nhân 91 sang để tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, hồi sức. Hơn 10 ngày qua, bệnh nhân đã âm tính SARS- CoV-2, với 6 lần xét nghiệm. Bệnh nhân được khẳng định đã được điều trị khỏi COVID-19.

Cùng đó, kết quả nuôi cấy virus đến nay chưa thấy sự hoạt động của virus thể hiện khả năng tái nhiễm của bệnh nhân nam phi công 43 tuổi quốc tịch Anh này.

Bệnh nhân đã có 63 ngày điều trị, trong đó có 46 ngày chạy ECMO tim phổi nhân tạo, 27 ngày mở khí quản. Chi phí điều trị đến nay đã lên hơn 3 tỷ đồng, nhiều lần phải thay quả lọc ECMO.

Một phương án cũng được tính đến là chuyển bệnh nhân về Anh do người đàn ông này đã khỏi COVID-19. "Vấn đề này cần báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế cùng các Bộ, ban, ngành liên quan để bàn bạc, cân nhắc"- ông Khuê cho hay. Ít nhất, bệnh nhân để chuyển được phải tỉnh táo và nhiều chỉ định khác, hiện sự sống bệnh nhân đang phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO, dùng nhiều Thu*c mê, an thần.

Về phương án ghép phổi, PGS Khuê cho hay trong một tuần có tới 59 người từ 21-76 tuổi xin được hiến một phần thùy phổi để ghép cho bệnh nhân 91.

Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh cho hay cần ghép toàn bộ lá phổi (2 bên phổi) nên nguồn phổi hiến cần lấy từ người ch*t não có chỉ số phù hợp với bệnh nhân 91.

Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện ở quán bar Buddha (TP Hồ Chí Minh)kết quả được thông báo hôm 18/3. Bệnh nhân sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi).

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Sáng 6/4, bệnh nhân được ê-kíp đặc nhiệm của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) ngay tại phòng cách ly áp lực âm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này đã nhiều lần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên xen lẫn trong đó là những lần dương tính yếu.

Bệnh nhân này có yếu tố béo phì (cao 1m83, nặng 100kg, chỉ số khối cơ thể là 30,1). Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại Thu*c rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua Thu*c hiếm từ nước ngoài để điều trị cho người này.

Hiện Tiểu ban Điều trị giao Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét các văn bản quy định pháp lý, xác định chi phí điều trị, chi phí ghép tìm tài trợ; giao Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị tiếp nhận điều trị, hồi sức cho người bệnh; chuẩn bị ghép khi đủ điều kiện.

Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia được giao khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép phổi. Đã có hàng chục người đăng ký xin hiến một phần thùy phổi để cứu bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh này.

Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư vú

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ Tu vong ở nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư 'sát thủ' khiến 15.000 người Việt Tu vong mỗi năm

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát.

Bé 4 tháng tuổi co giật, sùi bọt mép vì Thu*c chữa tiêu chảy mua tại phòng khám tư

Bé gái 4 tháng tuổi sau khi uống Thu*c 2 ngày đã không đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5/2020 trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng. Lúc này gia đình mới đưa cháu vào Trung tâm y tế địa phương.

Những 'món' ngon miệng, nhiều người thích mê lại có thể 'làm hỏng' phổi

Cà phê, trà, bia, hải sản, khoai tây chiên, kem, nước trái cây, món ăn cay... những thực phẩm ngon miệng được nhiều người mê mẩn nhưng không ngờ lại có thể gây nên những bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi.

Cảnh báo: 4 thực phẩm sức khỏe quảng cáo như Thu*c chữa bệnh

Qua hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet, Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế đã phát hiện 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quy định về quảng cáo, thậm chí có sản phẩm còn quảng cáo như Thu*c chữa bệnh.


Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/phoi-hoi-phuc-30-can-nhac-phuong-an-dua-phi-cong-mac-covid19-ve-anh-1661335.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY