Bệnh theo mùa hôm nay

Phòng bệnh tay chân miệng không đơn giản như bạn nghĩ

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên việc phòng bệnh phải thực hiện ở cả các cơ sở y tế và trong cộng đồng.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, lây truyền theo đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ trên 90%. Bệnh có thể xuất hiện rải rác hoặc bùng phát thành các ổ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như chốc, thủy đậu, dị ứng dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn.

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong khi điều trị bệnh tay chân miệng, việc chăm sóc là quan trọng nhất. Chăm sóc cho phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng nên việc phòng tránh lây lan bệnh là điều rất quan trọng.

Lời khuyên phòng bệnh tay chân miệng:

Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

- Cách ly theo nhóm bệnh.

- Nhân viên y tế mang khẩu trang, rửa và sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.

- Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây theo đường tiêu hóa.

Phòng bệnh ở cộng đồng:

- Làm sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý.

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc với phân của trẻ.

- Theo dõi, cách ly trẻ tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên mắc bệnh.

Theo VTV
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-benh-tay-chan-mieng-khong-don-gian-nhu-ban-nghi-n353587.html)

Tin cùng nội dung

  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY