Bệnh theo mùa hôm nay

Phòng bệnh thủy đậu mùa đông xuân

Trẻ trên 12 tháng tuổi cần tiêm phòng thủy đậu, ăn uống đủ chất để tăng đề kháng, giữ gìn vệ sinh cá nhân và năng rửa tay diệt khuẩn.

Mùa đông xuân (cuối năm dương lịch đến sau Tết cổ truyền) là thời điểm bùng phát nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh thủy đậu

Môi trường đông người (siêu thị, nhà trẻ, trường học…) dễ khiến bệnh thủy đậu tiến triển thành dịch. Virus Varicella Zoster Virus (VZV) gây bệnh có thể lan nhanh trong không khí khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Những trẻ sức đề kháng yếu là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất khi tiếp xúc với VZV. Chỉ cần một bé mắc bệnh, virus thủy đậu sẽ lây lan nhanh qua đường hô hấp tới nhiều trẻ khác và bùng phát thành dịch.

Khi mắc thủy đậu, người bệnh thấy mụn nước mọc ở mặt, tay, chân, đôi khi toàn thân. Các mụn nước dễ nhiễm trùng, dẫn đến lở loét và tạo sẹo khó lành trên cơ thể. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm não, viêm màng não, viêm phổi… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề như bại não, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, thậm chí Tu vong.

Sau khi khỏi thủy đậu, virus Varicella vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Khi hệ miễn dịch suy yếu (cơ thể mệt mỏi, stress, cảm cúm…), Varicella sẽ hoạt động trở lại và gây bệnh “giời leo” (zona). Bệnh khiến cơ thể đau nhức do virus tấn công vào các dây thần kinh,  xuất hiện mụn nước trên cơ thể dọc một bên trái hoặc phải.

Trẻ trên 12 tháng tuổi nên tiêm ngừa thủy đậu.

Thủy đậu làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, gãi chỗ ngứa làm chảy máu, dễ nhiễm trùng da. Sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu nên càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, phụ huynh lưu ý vệ sinh sạch sẽ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám. Cần cách ly trẻ ở nhà, không nên đưa đến trường để tránh lây lan.

Để phòng bệnh, trẻ trên 12 tháng tuổi nên tiêm ngừa thủy đậu, ăn uống đủ chất để tăng đề kháng, giữ gìn vệ sinh cá nhân và năng rửa tay diệt khuẩn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vắcxin ngừa thủy đậu là biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất. Khoảng 90% người được chủng ngừa có khả năng phòng bệnh. 10% còn lại có thể nhiễm thủy đậu nhưng mức độ nhẹ và nổi ít mụn nước so với chưa tiêm ngừa.

Ngoài ra, nếu tiếp xúc với người bệnh trong vòng 3 ngày, trẻ em và người lớn vẫn có thể tiêm ngừa vắcxin để phát huy chức năng bảo vệ ngay sau đó.

Theo An San - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-benh-thuy-dau-mua-dong-xuan-n298575.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y, thủy đậu thuộc phạm vi các chứng bệnh như: Thủy hoa, thủy bào, thủy sang, thủy chẩn...
  • Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 149 trường hợp mắc bệnh thủy đậu...
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Những ngày này, nhiều trẻ bị mắc thủy đậu, việc ăn uống đúng CÁCH, giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, TRÁNH biến chứng.
  • Con gái tôi khi hơn 13 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu, nay cháu đã được 19 tháng tuổi.
  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY