Bạn nên biết hôm nay

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát

Hè đến, tôi hay bị viêm mũi, bệnh không quá nặng nhưng cứ nghẹt mũi rất khó chịu. Có phải tôi bị viêm mũi dị ứng? Làm thế nào để phòng ngừa viêm mũi tái phát?
Vũ Thanh Huy (Nam Định)

viêm mũi dị ứng mùa hè được xếp vào nhóm viêm mũi dị ứng theo mùa. Triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng trong ngày hè thường bắt đầu bằng giai đoạn khởi phát từ 5-15 ngày, người bệnh thường bị ngứa ở khoang mũi, sống mũi, cảm thấy khô ở niêm mạc họng, thanh quản, khóe mắt. Sau giai đoạn khởi phát sẽ xuất hiện thêm hiện tượng hắt hơi từng tràng, khó thở vì cuốn mũi sưng nề và chảy nước mắt, mắt đỏ…

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng vào mùa hè, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với khói, bụi, ô nhiễm môi trường. Giữ vệ sinh nơi ở, làm việc sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, lông súc vật (chó, mèo…), tránh để nấm mốc phát triển. Tránh sử dụng điều hòa quá lạnh (nhiệt độ tối ưu 27-29 độ C), không để quạt thốc chính diện vào mặt hoặc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột sẽ khiến niêm mạc mũi dễ bị tổn thương. Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nghiêm trọng nhưng không nên để lâu, lâu ngày bệnh có thể thành mạn tính. Bạn cũng không nên tự dùng Thu*c trị nghẹt mũi bởi có thể dẫn tới những biến chứng xấu. Tốt nhất nên đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên của viêm mũi dị ứng.

BS. Nguyễn Thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-viem-mui-di-ung-tai-phat-n145089.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY