Pháp luật hôm nay

Phòng tránh cao răng và các bệnh liên quan

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng.

Nguy hiểm của cao răng nhưng ít ai biết

Cao răng và mảng bám vi khuẩn - là thủ phạm gây bệnh nha chu. Mô nha chu bị suy yếu không thể giữ được răng, hậu quả cuối cùng là gây mất răng.

Việt nam là 1 trong 20 quốc gia có tỷ lệ vôi răng cao nhất thế giới. việc kiểm soát ngăn ngừa sự xuất hiện của cao răng và loại bỏ cao răng một khi chúng được hình thành là chìa khóa chính trong việc phòng ngừa bệnh nha chu.

Nếu vệ sinh sinh răng miệng không tốt, vi khuẩn trong miệng kết hợp với mảnh vụn thức ăn tạo thành một màng dính gọi là mảng bám răng. mảng bám răng bám chặt vào răng và khi nào tồn tại đủ thời gian sẽ lắng đọng các chất khoáng trong nước bọt hình thành cao răng. chỉ có nha sĩ  mới có thể loại bỏ cao răng nhờ vào dụng cụ chuyên dụng.

Mức độ nhẹ là viêm nướu: nướu sưng, đỏ, chảy máu… bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách. nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng hình thành nhiều và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. khi đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phóng thích các hóa chất để chống lại vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn. kết quả của “quá trình đánh nhau” này là gây tổn hại xương và các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm. mô nha chu bị suy yếu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là bị mất răng.

Các vi khuẩn trong bệnh nha chu cũng liên quan đến bệnh tim và một số bệnh toàn thân khác.

Bác sĩ nha khoa khuyến cáo, nên lấy cao răng theo định kỳ vì điều này có tác dụng tốt đối với sức khỏe răng miệng.

bác sĩ nha khoa khuyến cáo, nên lấy cao răng theo định kỳ vì điều này có tác dụng tốt đối với sức khỏe răng miệng.

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Lấy cao răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám cứng ở răng, ngăn chặn tình trạng hình thành cao răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. tuy nhiên không nên quá lạm dụng lấy cao răng, bởi cạo vôi răng thường xuyên, không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng và một số tổn thương khác. vì vậy chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sỉ để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. cụ thể: lấy cao răng 6 tháng/lần đối với các trường hợp như: vệ sinh răng miệng tốt, men răng bóng loáng, cao răng ít. lấy cao răng 3 - 4 tháng/lần khi thường xuyên hút Thu*c lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém, người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng. riêng trường hợp bé dưới 10 tuổi, khi lấy cao răng cần phải thăm khám trước và có biện pháp cạo vôi răng nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Lấy cao răng thường không đau, không ảnh hưởng tới các mô mềm hay tổn thương men răng. nhưng tình trạng tổn thương răng nướu vẫn có thể xảy ra nếu các thao tác của bác sĩ tác động trực tiếp đến má trong, lưỡi... vì vậy, để hạn chế ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn chỉ nên lựa chọn các cơ sở chuyên sâu về răng hàm mặt, địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.

Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng cao rang cần chải răng đúng cách với kem đánh răng có fluor. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng. Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng thức ăn nhiều đường và bột. Không hút Thu*c. Các nghiên cứu cho thấy những người hút Thu*c lá hoặc sử dụng các sản phẩm Thu*c lá khác có nhiều khả năng có cao răng. Một khi răng đã hình thành, chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ vôi răng. Nên gặp nha sĩ mỗi 6 tháng một lần.

BS. Nguyễn Ngọc Bảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phong-tranh-cao-rang-va-cac-benh-lien-quan-n181253.html)
Từ khóa: cao răng

Chủ đề liên quan:

các bệnh cao răng liên quan và các

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Khi bạn ngồi một chỗ, tiếp xúc với ánh sáng màn hình và đèn trong văn phòng sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn, dẫn đến huyết áp cao, mệt mỏi, đau đầu.
  • Tôi bị hồng cầu nhỏ nhược sắc nhưng không thiếu máu, vậy có liên quan đến bệnh đái tháo đường không, Mangyte?
  • Ngày nay, vô sinh ở nam giới cũng được chú ý nhiều hơn vì tỉ lệ nam giới vô sinh tăng lên so với nhiều năm trước đây.
  • Một trong những điều khiến chúng ta sợ nhất là cảm giác bị nhấn chìm khi đi vào giấc ngủ hoặc khi bạn muốn thức dậy.
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY