Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Phòng và trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm…

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ ) là tình trạng niêm mạc bị viêm do các tác nhân dị ứng gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng với các nguyên nhân chính như: Khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật hay thức ăn…

Các đợt viêm mũi thường do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus (ví dụ như cảm lạnh). Viêm mũi mạn tính thường do dị ứng nhưng nó cũng có thể do việc lạm dụng một loại Thu*c nào đó, trong một số tình trạng bệnh và do một số yếu tố không thể xác định được.

Có khoảng 20% dân số mắc VMDƯ. Nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn ở những người bị hen phế quản, eczema và những người có tiền sử gia đình có người bị hen hay viêm mũi dị ứng.

VMDƯ có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu không điều trị VMDƯ dứt điểm, để lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Viêm mũi cấp và mạn tính, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, hen suyễn…

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Nguyên dân dẫn đến tình trạng VMDƯ là do phản ứng của mũi với những hạt nhỏ trong không khí gọi là dị nguyên (các chất gây ra phản ứng dị ứng). Ở một số người, những hạt này cũng gây nên phản ứng ở phổi (hen) và mắt (viêm kết mạc dị ứng). Những dị nguyên thường gặp gây VMDƯ mạn tính là bụi, gián, lông thú và nấm mốc. VMDƯ mạn tính có xu hướng khó điều trị.


Phấn hoa, một tác nhân gây viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tránh.

VMDƯ khiến người bệnh hắt hơi đột ngột, nhiều lần và không dừng lại được. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều lần trong đợt dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng ngứa ở mũi, mắt, họng và thậm chí là cả ống tai, chảy nước mũi, nghẹt mũi khó thở...

Điều trị như thế nào?

Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Tránh phấn hoa và nấm mốc, bụi, bọ ve, cứt gián, lông chó, mèo, xăng dầu, phân bón, Thu*c trừ sâu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa…

Dùng Thu*c trong điều trị VMDƯ: Các Thu*c kháng histamine thường được sử dụng trong điều trị VMDƯ. Với những trường hợp nặng, hoặc kèm theo các biểu hiện hen phế quản thì có thể sử dụng thêm một số loại Thu*c như kháng leucotrien (montelukast) hoặc corticoid dạng xịt. Lưu ý, hạn chế dùng corticoid dạng uống vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Tiêm giảm mẫn cảm, hay còn gọi là miễn dịch liệu pháp, có thể giúp giảm bớt phản ứng của cơ thể với dị nguyên. Điều này chỉ dùng cho những trường hợp viêm mũi dị ứng nặng, dai dẳng quanh năm.

Khi có các dấu hiệu VMDƯ tốt nhất nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chính xác. Hiện nay, không ít trường hợp người bệnh tự mua Thu*c kháng sinh uống khi bị VMDƯ. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng khi có bội nhiễm. Nếu sử dụng kháng sinh lâu ngày, không có chỉ định của bác sĩ thì có thể gây ra những tác dụng phụ khiến cho việc chữa trị VMDƯ càng khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới được dùng kháng sinh.

Có phòng được bệnh?

Để phòng bệnh VMDƯ có hiệu quả tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…; hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường; giặt giũ định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm, màn cửa; môi trường sống, học tập, làm việc cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Về ăn uống, tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ… Ngoài ra, chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; hạn chế tối đa việc hút Thu*c lá; tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi; đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và khi ra đường, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.

BS. Nguyễn Hữu Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phong-va-tri-viem-mui-di-ung-n155399.html)

Chủ đề liên quan:

dị ứng viêm mũi dị ứng

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY