Dinh dưỡng hôm nay

Phương Thuốc tự nhiên cho những ngày đau răng

Đau răng là cơn đau nhức mà bạn cảm thấy bên trong hoặc xung quanh răng. Mặc dù bị đau răng thường là một dấu hiệu cho thấy có một vấn đề với răng hay nướu (như sâu răng, bệnh nướu răng, áp xe răng, hoặc răng bị chấn thương) nhưng đau răng cũng có thể xảy ra khi có một vấn đề ở những nơi khác trong cơ thể.

Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng khoa học cho việc sử dụng các loại Thuốc thay thế cho đau răng, ba biện pháp khắc phục đau răng dưới đây được sử dụng trong y học dân gian để giảm đau răng.

1) Tinh dầu đinh hương

Dầu đinh hương có chứa eugenol, có tác dụng giảm đau sát trùng. Trong số các nghiên cứu rất hạn chế về dầu đinh hương làm giảm đau răng,có một nghiên cứu sơ bộ được công bố trên Tạp chí Nha khoa (Journal of Dentistry)năm 2006. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng giảm đau của gel đinh hương tự chế và gel benzocaine (20 phần trăm). Kết quả cho thấy rằng dầu cây đinh hương và benzocaine gel giảm đau tốt hơn so với giả dược.

Một số những người ủng hộ đề nghị ngâm miếng bông trong một giọt dầu đinh hương nguyên chất được pha trong một muỗng cà phê dầu ô liu và đặt gạc lên răng.

Dầu đinh hương cũng nguy hiểm và không nên nuốt, không nên sử dụng với số lượng quá nhiều, hoặc bôi lên vết thương hở.

Dầu đinh hương có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây phát ban, ngứa mắt hoặc khó thở. Do đó cần phải thử phản ứng dị ứng trước khi sử dụng.

Một lượng lớn dầu đinh hương có thể gây nôn mửa, đau họng, co giật, khó thở, suy thận, tổn thương gan.

Không pha loãng tinh dầu đinh hương trong miệng có thể gây ra bỏng, tổn thương thần kinh và đau đớn. Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và những người mẫn cảm không nên sử dụng dầu cây đinh hương.

2) Tỏi

Tép tỏi sống đôi khi được khuyến nghị dùng cho điều trị đau răng, Tuy nhiên, chúng có thể gây bỏng


Trong một báo cáo trường hợp được công bố trên Tạp chí Nha khoa ban đầu (Primary Dental Journal) , việc sử dụng Thuốc đắp tỏi sống bôi lên da má để chữa đau răng có thể dẫn đến bỏng. Tép tỏi sống nghiền nát còn lại trong miệng qua đêm dẫn đến bỏng tỏi (tróc da, viêm loét).

3) Than hoạt tính

Than hoạt tính có sẵn tại nhiều cửa hàng Thuốc và các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên.


Trộn hai thìa bột than hoạt tính với nước vừa đủ để làm bột nhão. Nhúng một miếng gạc vào bột, đặt lên răng và cắn nhẹ.

Các biện pháp tự nhiên khác

Biện pháp giảm đau răng khác bao gồm giấm táo, baking soda, quế, dầu dừa, ớt cayenne, vani, trà xanh, mật ong, trà túi lọc, dầu oregano, dầu cây trà và muối.

Giấm có thể gây bỏng, và các loại tinh dầu như cỏ thơm, quế, dầu cây trà nên chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ và không nên ăn vào.

Bạn không nên tự điều trị hoặc trì hoãn khám nha sĩ. Đau răng thường cần điều trị y tế. Đau do sâu răng có thể khá trầm trọng cần điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có ý định sử dụng các biện pháp tự nhiên ở trên, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng.
 

Theo Hà My - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304cb53330852b957a9ea3)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY