Tâm sự hôm nay

Quà tặng tinh thần

Thế là đã gần cuối thu, tiết trời hơi lành lạnh, man mác khiến mình quên đi cái cảm giác ồn ào, mệt mỏi, stress của một ngày làm việc.
Thế là đã gần cuối thu, tiết trời hơi lành lạnh, man mác khiến mình quên đi cái cảm giác ồn ào, mệt mỏi, stress của một ngày làm việc.

Quả thật hôm nay là một ngày làm việc căng thẳng với mình.

10h sáng, trong lúc chờ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm về để kết luận bệnh thì có một bác bệnh nhân năm nay 78 tuổi được hai người thanh niên dẫn vào. Sau khi mời bệnh nhân ngồi xuống ghế, mình bắt đầu thăm khám và hỏi bệnh. Mình hỏi về lý do và diễn biến bệnh nhưng hầu như chẳng thu được thông tin gì đáng giá vì bác ấy bị nặng tai. Hình như việc nhắc lại lời bác sĩ của người đi cùng cho bệnh nhân cũng không phát huy hiệu quả. Mình đành phải khai thác thông tin từ hai anh con trai bệnh nhân, nhưng xem ra hai anh này cũng chẳng nắm được gì.

- Thế hai anh có ở cùng bác không?

- Không, chúng tôi ở riêng, thấy mẹ tôi nói là bố tôi ốm chúng tôi về đưa đi khám bệnh thôi.

- Vậy bây giờ anh điện thoại về nhà hỏi mẹ anh xem bố anh bị bệnh như thế nào?

Sau một hồi điện thoại cuối cùng mình cũng biết được rằng bác ấy có lúc lẫn lộn, đại tiểu tiện không tự chủ.

Anh con trai nói: bác sĩ cứ cho bố tôi kiểm tra tổng thể.

Mình trả lời: tôi sẽ cho làm những gì cần thiết cho người bệnh này.

Cho bệnh nhân làm xét nghiệm cơ bản kèm theo chỉ định chụp CT sọ não, anh con trai cầm tập xét nghiệm trên tay và nhất quyết từ chối không chịu cho bố chụp CT. Anh ta khẳng định: bệnh của bố tôi chưa đến mức độ phải làm những xét nghiệm cao cấp thế.

Mình vẫn kiên quyết giữ quan điểm: anh phải làm, tôi mới có thể chẩn đoán được bệnh của bố anh.

Anh ta hậm hực cầm tập xét nghiệm đi ra ngoài, nói to phía ngoài cửa: tôi sẽ đi lên gặp trưởng khoa, thái độ của bác sĩ gì thế? Bắt bệnh nhân làm đủ thứ xét nghiệm...

Sau đó mình phải mời hội chẩn bác sĩ chuyên khoa thần kinh, bác sĩ giải thích với anh ta: trường hợp bố anh cần nhập viện điều trị.

Anh ta không nói gì và lẳng lặng đưa bố ra ngoài và không thấy quay trở lại.

Mình băn khoăn nói với em y tá đón tiếp: chả biết anh ta đưa bác ấy đi đâu nhỉ? Hay là cho về nhà? Mà tình trạng bác ấy cho về thì nguy hiểm.

Có lẽ đã lâu lắm rồi mình mới gặp một trường hợp người nhà bệnh nhân to tiếng với mình. Một ngày làm việc rồi cũng hết, mình ra về mà cảm giác nặng trong đầu.

Gần đây, các phương tiện thông tin đưa nhiều bài báo về tình trạng bạo hành với nhân viên y tế. Bệnh nhân và người nhà đều có những hành vi gây tổn hại sức khỏe cả về thể chất và tinh thần với những người làm việc trong ngành y. Nhẹ thì họ thắc mắc, kiện cáo đe dọa đưa lên báo chí, nặng thì họ hành hung, đánh y bác sĩ. Họ làm vậy vì trong suy nghĩ của họ bác sĩ này thiếu trách nhiệm, bác sĩ kia không quan tâm đến bệnh nhân và có khi là họ chỉ muốn bác sĩ làm theo ý của họ...

Còn nhớ ngày mới vào nhập học trường Đại học Y Hà Nội, cô Phạm Thị Minh Đức, Hiệu phó nhà trường có nói với tất cả tân sinh viên: ngành y là một ngành học đầy khó khăn, vất vả, ai mà ngại khó khăn gian khổ thì bây giờ thay đổi chưa muộn.

Cả khóa im lặng và suy nghĩ nhưng ai cũng kiên định theo sự lựa chọn của mình. Đúng là học y khó thật, không chỉ khó về mặt khoa học mà còn là sự phức tạp bởi liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, một lĩnh vực nhạy cảm bởi con người là sự hoàn thiện nhất của tạo hóa, nhận thức và phản ứng của họ rất phức tạp. Hơn nữa bác sĩ chúng tôi cũng chẳng thể kiêm thêm chức năng nhiệm vụ của ngành công an.

Ngày 20/10, mình nhận được nhiều lời chúc của bệnh nhân, tất cả đều dành những lời tốt đẹp cho bác sĩ.

Một bác bệnh nhân ở Hội thi nhân Việt Nam đã có câu thơ chúc mừng.

“Nhân ngày phụ nữ Việt Nam

Chúc các bác sĩ gặp toàn điều may

Mong sao ngày lại tiếp ngày

Niềm vui mãi đến với thầy Thu*c tôi”

Những vần thơ ấy là niềm động viên lớn lao cho những người công tác trong ngành y chúng tôi.

BS. Yến Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-qua-tang-tinh-than-20611.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Một nghiên cứu mới đây của Australia đăng trên Australian Health Review cho thấy những người bị béo phì mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Nếu họ không giới thiệu thì tôi không biết ai là chị, ai là em bởi họ giống nhau như hai chị em sinh đôi vậy. Chỉ có một điểm khác biệt - đó là sắc thái gương mặt. Bà chị thì khắc khổ lo âu còn cô em thì âu sầu ngơ ngác.
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY