Một tuần trở lại đây, người dân Hà Nội đổ xô mua loại quả lạ có tên gọi thanh mai được bày bán tràn lan trên khắp các đường phố, để ngâm nước và ăn giải khát.
Một tuần trở lại đây, người dân Hà Nội đổ xô mua loại quả lạ có tên gọi
thanh mai được bày bán tràn lan trên khắp các đường phố, để ngâm nước và ăn giải khát. Đa phần, người bán hàng đều nói
thanh mai chính là quả dâu rừng, một loại quả sạch có nguồn gốc từ Quảng Ninh và Lào Cai. Vậy thực chất, loại quả này có nguồn gốc là hàng trong nước hay không và loại quả này có đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng, phóng viên (PV) báo Sức khỏe & Đời sống đã thâm nhập thị trường buôn bán
thanh mai để tìm hiểu vấn đề này.
Dọc các con phố Hà Nội như đường Láng, các phố Tôn Thất Tùng, Xã Đàn, Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa), Giải Phóng, Nguyễn Xiển (Hoàng Mai), Nguyễn Chí Thanh và trong các chợ tại Hà Nội... quả thanh mai được bày bán la liệt lan. quả thanh mai tròn, nhỏ như quả mận, có màu đỏ thẫm, và nhiều múi nhỏ ly ty (như quả dâu ta) ngoài bề mặt quả.
Tại một xe bán rong thanh mai dọc đường Láng, nam thanh niên bán hàng quả quyết, quả này là quả sạch, trồng ở Quảng Ninh. Mấy hôm trước, khi trời mới đổ nắng, mỗi ngày, anh bán tới 1 tạ/ngày với giá 150.000đ/kg. Nhưng hai ngày trở lại đây, nhiều gánh hàng rong và các chợ cũng bán nên giá giảm xuống chỉ còn 70.000đ/kg
Trên đường Nguyễn Chí Thanh, quả thanh mai được người bán bày ở sạp hàng di động trên xe máy giữa mặt đường bụi mù. Khi hỏi quả thanh mai nhập về từ đâu, anh này cho hay đã nhập hàng từ chợ đầu mối Long Biên.
Mua 300 gam quả thanh mai về, PV cho thử tất cả số quả này vào bát nước muối để ngâm. Chỉ 5 phút sau, từ cuống và bề mặt quả thanh mai xuất hiện những con như giòi màu trắng bò ra. Trên mạng interniet, nhiều người dân cũng truyền tai nhau về hiện tượng này.
Lần theo lời của những người bán rong chuyên lấy hàng từ chợ Long Biên, PV tìm đến cửa hàng của chị Ngân, một đầu mối chuyên bỏ sỉ thanh mai ở chợ đầu mối Long Biên. Chị Ngân cũng không giấu giếm cho biết, phần lớn thanh mai về chợ Long Biên đều là hàng Trung Quốc, thanh mai Quảng Ninh, Lào Cai rất ít. “Thanh mai Trung Quốc về chợ đổ buôn với giá 25.000 đồng/kg nhưng dân bán hàng rong ở phố cứ quảng cáo là thanh mai từ Quảng Ninh, Lào Cai rồi bán với giá cao để kiếm lời”.
Chị Nguyễn Thu Tâm, một người khách mua hàng tại quầy bán rong trên phố Trần Duy Hưng đã bày tỏ với PV như sau: Tôi khẳng định đây là quả có nguồn gốc từ Trung Quốc vì tôi hay đi Trung Quốc và từng ăn món này nhiều ở miền Nam Trung Quốc. Bên Trung Quốc, quả này có tên là dương mai chín rộ vào đúng tháng 5, tháng 6. Quả này ở Trung Quốc đỏ tươi, căng mọng hơn, còn khi sang ta thì nó đã xỉn màu và móp méo. Theo chị Thu, không phải ngẫu nhiên mà thanh mai tràn ngập ở Lào Cai và Quảng Ninh, bởi 2 nơi đó là cửa ngõ giao thương lớn nhất giữa nước ta và Trung Quốc. Vì nghi ngờ về xuất xứ quả thanh mai nên chị Tâm không mua hàng nữa.
Trước thông tin quả thanh mai chất lượng kém bán tràn lan thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu bất cứ lô hàng thanh mai nào từ Trung Quốc. Vì vậy, nguồn gốc quả thanh mai trên thị trường Hà Nội rất có thể là hàng nhập không chính ngạch.
quả thanh mai nhiễm độc
Thanh mai, người Trung Quốc gọi là dương mai có tên khoa học là Myrica rubra được trồng nhiều ở các tỉnh Triết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, nhưng nhiều nhất là Triết Giang.
Quả dương mai rất khó bảo quản trong môi trường tự nhiên. Thông thường dù bảo quản lạnh tốt cũng chỉ giữ được không quá 7 ngày nên người ta đã phải tìm đến hóa chất để đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển. Cách tốt nhất là giữ nó trong môi trường nhiệt độ thấp, thùng xốp, bao màng mỏng đục lỗ, ướp đá... nhưng phương pháp này tốn kém, phức tạp và cũng không giữ được lâu. Nếu dùng túi kín có phun hóa chất không độc 1-Methylcyclopropene thì cũng khá tốn kém; vì vậy, cách mà những thương gia bất lương sử dụng cho việc bảo quản quả dương mai là phun formalin (Formaldehyd, H₂CO), một loại hóa chất rất độc hại cho cơ thể người. Quả dương mai sau khi phun formalin vừa cứng, giữ nguyên màu sắc, vừa tránh bị côn trùng đục khoét.
Cách nhận biết quả dương mai có bị phun, tẩm formalin hay không: Quả mềm, màu sắc tự nhiên là không có formalin; nếu quả cứng, màu đều tăm tắp thì nghĩ ngay đến đã bị phun formalin.
Để có được cả tấn quả chín mọng màu đỏ tím bắt mắt, người ta đã phun hóa chất để nhuộm màu. Người trồng bày cách phân biệt quả dương mai tự nhiên với trái bị nhuộm như sau: Dùng túi PVC trong suốt đựng nước, cho vào mấy trái, sau đó lắc, day trong mấy phút, nếu nước trong túi màu đỏ là trái chín tự nhiên, nước có màu tím là trái bị nhuộm.
Quả dương mai chỉ có thể ăn tươi ngay sau khi hái trên cây. Dù không bị tẩm ướp hóa chất hay nhuộm màu thì cũng phải rửa sạch trước khi ăn hoặc chế biến. Tuy nhiên, không nên rửa bằng nước lã, càng không nên rửa dưới vòi nước vì dễ dập nát. Cách tốt nhất là ngâm quả trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
(Tổng hợp theo Sina.com và báo chí Trung Quốc)