Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Quy tắc sống còn để vượt qua cơn đau tim khi ở một mình

Những cơn đau tim đột ngột có thể cướp đi tính mạng nhanh chóng, đặc biệt nếu chỉ có một mình. Vì thế bạn cần nắm chắc quy tắc sống còn sau để vượt qua được thời khắc sinh tử.

Theo thống kê, mỗi năm cứ 3 người Việt Nam thì có 1 người bị nhồi máu cơ tim và 200.000 người Tu vong vì bệnh tim. Người bệnh khi lên cơn đau tim sẽ có rất ít cơ hội hồi phục nếu không được sơ cứu đúng cách và cơ hội này gần như bằng không nếu người bệnh lên cơn đau tim khi chỉ ở một mình. 

Vì vậy, nếu đang mắc bệnh tim mạch, bạn cần nắm chắc quy tắc sống còn sau để có thể sống sót nếu lên cơn đau tim khi chỉ có một mình bởi chỉ 10 giây sau khi bị đau tim có thể bạn sẽ mất hoàn toàn ý thức.

Nắm chắc dấu hiệu

Dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim là những cơn đau ngực dữ dội ở trung tâm hoặc bên trái lồng ngực. Cơn đau thường kéo dài ít nhất 20 phút và thường lan lên vai trái, mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. 

Ngoài ra, hiện tượng đổ mồ hôi bất thường và cảm thấy mệt mỏi cũng là những triệu chứng cảnh báo cơn đau tim bạn không thể bỏ qua. 

Khi xuất hiện các dấu hiệu của cơn đau tim, lúc này hãy dừng tất cả mọi việc đang làm như lái xe, mang vật nặng… đồng thời hít thở sâu để tăng oxy cho phổi.

Hầu hết các trường hợp đau tim là do có cục máu đông hình thành trong mạch làm tắc nghẽn mạch máu.  Vì thế, nếu đã có bệnh lý tim mạch thì bạn nên luôn mang sẵn Thu*c bên mình và uống ngay một vài viên khi lên cơn đau tim.

Cố gắng ho mạnh

Hãy ho thật mạnh, dài và sâu như khạc đờm ra từ sâu trong ngực. Lưu ý, giữa mỗi hơi thở phải hít thật sâu và lặp lại ho 2 giây 1 lần không được dừng cho đến khi có người giúp đỡ hoặc tim đập bình thường trở lại. 

Phương pháp ho để hồi phục tim được phổ biến rộng rãi từ tháng 9/2003 bởi tiến sĩ khoa học y tế, bác sĩ tim mạch người Ba Lan Tadeusz Petelenz đến từ trường Đại học Y khoa Silesia tại Katowice, như một cách hữu hiệu cứu mạng sống của một người bị lên cơn đau tim khi chỉ có một mình. 

Ho sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho máu, tăng áp lực lồng ngực để duy trì quá trình lưu thông máu giàu oxy, ngăn chặn tình trạng mất ý thức cho đến khi có sự trợ giúp, nhưng quan trọng nhất vẫn là ho cho đúng nhịp. 

Nhưng phương pháp này chỉ nên thực hiện khi đã sắp mất ý thức, tim có dấu hiệu sắp ngừng đập. Những người đau tim nhưng không quá nguy cấp thì không nên áp dụng cách này mà hãy gọi sự trợ giúp và ngồi yên đợi. 

Uống Aspirin

Những người đang mắc các bệnh lý về tim mạch nên luôn mang trong mình vài viên Aspirin để phòng trường hợp lên cơn đau tim khi chỉ có một mình. 

Ở giai đoạn đầu của cơn đau tim, uống Aspirin sẽ giúp ngăn ngừa tiểu cầu dính vào nhau dẫn đến hình thành cục máu đông. Aspirin nên nhai và nuốt, Thu*c sẽ nhanh chóng thẩm thấu và phát huy tác dụng, nếu nuốt chửng và chờ lớp vỏ bên ngoài Thu*c tan ra theo cách tự nhiên thì có thể sẽ không kịp.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/quy-tac-song-con-de-vuot-qua-con-dau-tim-khi-o-mot-minh-n306032.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Sau khi viêm họng, trong cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại liên cầu khuẩn. Chính kháng thể này phá hủy mô nội mạc tim và cơ tim.
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Rối loạn cương dương thường là một triệu chứng xuất hiện nhiều năm trước khi bị cơn đau tim.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY