Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quy trách nhiệm người đứng đầu để tăng hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình

Phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chính quyền để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là chỉ đạo của Chính phủ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi Lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Trong thực tế hiện nay, trong nhiều trường hợp, người tố cáo chồng có hành vi bạo lực gia đình (blgđ) lại bị bạo lực thể xác nặng hơn hoặc bị đe dọa, tra tấn về tinh thần. trong khi, chính quyền còn thờ ơ, lảng tránh, thậm chí tỏ ra vô can. chỉ đến khi án mạng hoặc thương tích đã xảy ra, họ mới vào cuộc thì đã quá muộn.

Quy trách nhiệm người đứng đầu để tăng hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình 

Trường hợp chị N.M.C, (40 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM). Hai vợ chồng là nhân viên ngân hàng, có địa vị xã hội, nhưng khó ai ngờ chị N.M.C lại bị chồng bạo hành thời gian dài. Cho rằng vợ hay cằn nhằn, không biết chia sẻ áp lực công việc với mình nên hễ có chuyện không vừa ý, chồng chị C lại lôi vợ ra đánh.

Sau thời gian dài chịu đựng không nổi những trận đòn roi của chồng, tháng 3-2019, chị C quay về tạm lánh ở quê nhà Cần Thơ. Đến khi trở lại, chị C tiếp tục bị chồng đánh đến mức phải nhập viện chữa trị. Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện cho thấy chị C bị chấn thương đầu, tụ máu mi mắt, xuất huyết kết mạc mắt. Hai đứa con trai 10 tuổi thấy mẹ bị đánh liền can ngăn cũng bị cha bóp cổ và đánh vào đầu dẫn đến chấn thương đốt sống cổ, sưng vùng da đầu, bầm gò má. Đáng nói là sau mỗi lần nhờ chính quyền địa phương đến hòa giải, chị C lại bị chồng đánh đau hơn. Vậy nhưng, ngay cả khi chị kêu cứu khẩn cấp thì các lực lượng chức năng cũng rất hờ hững, hay chỉ vào cuộc kiểu cho xong.

Theo các chuyên gia về luật và chính quyền địa phương, sau 12 năm triển khai và thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật PCBLGĐ cũng đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.Trong đó, đáng chú ý là Luật PCBLGĐ hiện hành  chưa đưa  ra  các quy định  cụ  thể về nội dung quản lý Nhà nước về PCBLGĐ và quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,  tổ  chức, chính quyền các cấp trong  thực  thi nhiệm vụ PCBLGĐ, quy định về quy chế phối hợp liên ngành.

Qua  thực  tiễn  thi hành luật pcblgđ (hiện hành) cho thấy, lĩnh vực này phải có các nội dung quản lý nhà nước rõ ràng, cụ thể, phải có phân công trách nhiệm rành mạch cho các bộ, ngành, địa phương và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền cơ sở; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và huy động sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể. việc quy định này là cần thiết và đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện hành. một số đạo luật đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ  quan,  tổ  chức,  địa  phương  như:  luật  phòng,  chống  tác  hại  của  Thu*c  lá (2012) đã dành 1 điều để quy định chi tiết nội dung này (điều 6); luật phòng, chống tác hại của rượu, bia (2019) quy định vấn đề này tại điều 33.

Bên cạnh đó, các quy định báo cáo về tình hình và kết quả pcblgđ tại địa phương phải được thể hiện trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của ủy ban nhân dân trước hội đồng nhân dân cùng cấp, tuy nhiên, trong thực tế, việc báo cáo theo quy định của luật pcblgđ chưa được  thực hiện đầy đủ. ngoài ra, cũng chưa có chế tài để xử lý các địa phương trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của luật pcblgđ. việc bố trí ngân sách cho công tác pcblgđ của các địa phương, nhất là ở cấp xã còn nhiều khó khăn dẫn tới nhiều nhiệm vụ pcblgđ không thể triển khai. công tác báo cáo số liệu về tình hình bạo lực gia đình đang được quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, chưa có sự thống nhất về tiêu chí, biểu mẫu, cách thức và cơ quan đầu mối  tổng hợp số  liệu. sự phối hợp, chia sẻ số  liệu giữa các ngành còn hạn chế, chưa  thống nhất về phương pháp, biểu mẫu, do đó, việc cập nhật số liệu, thông tin về pcblgđ còn nhiều bất cập, thiếu độ tin cậy.

Theo dự thảo luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trình chính phủ của bộ văn hóa, thể thao và du lịch. có 3 chính sách trọng tâm cần sửa đổi để luật phù hợp, đi vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả thực thi, góp phần làm giảm tình trạng bạo lực gia đình hiện nay, gồm:

thứ nhất, luật sửa đổi về các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân blgđ, trong đó, giảm nguyên nhân trực tiếp gây bạo lực gia đình bằng việc đưa người nghiện rượu hay gây bạo lực gia đình đi cai nghiện bắt buộc; đơn giản hóa thủ tục hành chính với nạn nhân của bạo lực gia đình; đưa người gây bạo lực ra khỏi nhà trong trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc và người gây bạo lực có thể phải qua khóa học bắt buộc về phòng, chống bạo lực gia đình.

thứ hai, luật sửa đổi cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác pcblgđ. trong đó sẽ quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đứng đầu chính quyền cơ sở và tăng cường công tác phối hợp liên ngành.

thứ 3, luật sửa đổi khuyến khích xã hội hóa công tác pcblgđ, trong đó bổ sung quy định về các loại hình tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

đáng chú ý, trong chính sách thứ 2, về cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để  thực hiện công tác pcblgđ, luật sửa đổi sẽ quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đứng đầu chính quyền cơ sở và tăng cường công tác phối hợp liên ngành.

Mục tiêu của chính sách là nhằm tăng cường các điều kiện bảo đảm nhằm tạo sự chủ động, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước trong thực thi Luật cũng như nguồn lực cần thiết cho việc triển khai thi hành các quy định của Luật sau khi được ban hành và đi vào cuộc sống.

Dự thảo luật (sửa đổi) hướng đến sửa đổi thay thế luật hiện hành nhằm khắc phục triệt để những bất cập trong công  tác báo  cáo  thông  tin về blgđ; trong phân bổ nguồn  lực nhà nước  cho công  tác pcblgđ; làm  rõ  trách nhiệm  của người đứng đầu  cơ quan  tổ  chức, đứng đầu chính quyền cơ sở và tăng cường công tác phối hợp liên ngành từ đó giúp cho việc  thực  thi hiệu quả các chính  sách của nhà nước về pcblgđ và đưa luật pcbgđ đi vào cuộc sống./.

Ngoc Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/quy-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-de-tang-hieu-qua-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-98637.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY