Người nhà cho biết con rắn này chui vào nhà hàng xóm, mọi người phát hiện nên tổ chức vây bắt. Rắn chui vào hang, người đàn ông trên dùng tay bắt nó bỏ vào bao bố, không may con vật cắn rách bao và cắn vào tay trái của ông.
Sau khi bị rắn cắn, ông này không đi bệnh viện cấp cứu, đến lúc tay có dấu hiệu hoại tử mới vào viện thì nọc độc rắn đã tấn công sâu vào nội tạng. Thận của ông bị hư hỏng nặng, bác sĩ tiến hành lọc máu liên tục nhưng không thể cứu chữa.
Sáng 12/7, tức hai ngày sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân qua đời.
Con rắn hổ mang chúa bị bắt sau khi cắn người đàn ông. ảnh: thái hà
Hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa khoảng 7 m. Hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm vì nọc cực độc, tuy nhiên chúng không chủ động tấn công con người.
Khi bị rắn cắn, nọc độc phát tán ra cơ thể làm liệt tứ chi, cơ hô hấp trong thời gian rất nhanh. Trong trường hợp khống chế không cho nọc độc phát tán, nếu không có huyết thanh kháng nọc, bệnh nhân sẽ suy đa phủ tạng, tổn thương tim dẫn đến T* vong.
Các bác sĩ khuyến cáo người bị rắn độc cắn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị, truyền huyết thanh giải nọc độc kịp thời, tránh nọc độc xâm nhập vào các bộ phận cơ thể khiến quá trình điều trị khó khăn, tốn kém thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Giữa năm 2020, một người đàn ông ở tây ninh cũng tay không bắt rắn hổ mang chúa bị nó cắn và quấn chặt trên cánh tay. người này nhập viện với con rắn quấn trên tay, nhanh chóng nguy kịch và được chuyển đến bệnh viện chợ rẫy, tp hcm, trong tình trạng khả năng sống chỉ còn 20%. các bác sĩ đã truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang, lọc máu liên tục, cuối cùng giành lại được mạng sống của bệnh nhân.
Hổ mang chúa đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức nguy cấp, quý hiếm nhóm 1B theo Nghị định 32/2006 của Chính phủ. Hiện loài rắn này còn rất ít ngoài tự nhiên do bị săn bắt và buôn bán trái phép.