Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Rau diếp cá trị bệnh hô hấp Y học cổ truyền

Từ xa xưa, diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Từ xa xưa, diếp cá">diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Ngoài làm rau ăn sống, nó còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng...

diếp cá">diếp cá có alkaloid, flavonoid và tinh dầu. Bộ phận dùng làm Thu*c là toàn cây. Vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can, diếp cá">diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, hen suyễn, áp-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu đái rắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt. Hằng ngày dùng 10-30g khô, 30-60g tươi.

Trị lao phổi ra máu, khạc ra đờm hôi: ngư tinh thảo 63g, trứng gà 1 quả. Lấy ngư tinh thảo ngâm với 1 bát nước khoảng 1 giờ. Sắc nhanh, bỏ bã, cho trứng gà vào, đánh đều, ăn từ từ; ngày dùng 1 lần, liệu trình điều trị 15-30 ngày.

Dùng cho người viêm khí phế quản, sốt ho nhiều đàm (đàm nhiệt khái thấu).

Dùng bài: Sirô tỳ bà diếp cá: lá diếp cá 60g, lá tỳ bà 20g, nước ép bí đao 100ml. Lá diếp cá và tỳ bà đem ép lấy nước. Các nước ép cùng đem trộn đều, thêm chút đường trắng hòa tan.

Dùng cho người khái huyết lao phổi, áp-xe phổi, viêm khí phế quản ho nóng sốt.

Dùng bài: Ngư tinh lô căn ẩm: ngư tinh thảo 30g, lô căn 30g. Sắc lấy nước, thêm chút đường khuấy tan đều chia 2 lần uống trong ngày.

Dùng cho các bệnh nhân viêm phổi cấp, viêm đường tiết niệu sốt nóng, ho, tiểu dắt tiểu buốt, nổi ban dị ứng.

Dùng bài: Ngư tinh kim ngân hoa ẩm: ngư tinh thảo 30g, kim ngân hoa 15g, bạch mao căn 30g, liên kiều 15g. Sắc lấy nước, pha thêm chút đường trắng, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa đơn sưng: diếp cá 15g, nhọ nồi 15g, cải rừng 15g, xương sông 15g, dưa chuột 15g, khế 15g, đơn đỏ 15g, huyết dụ 15g, xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát. Tất cả giã nát, thêm nước và vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng.

Chữa sởi: diếp cá 15g, rau dệu 15g, đậu chiều 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Thu*c thúc sởi mau phát ra ngoài.

Không dùng cho người thể trạng hư hàn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rau-diep-ca-tri-benh-ho-hap-y-hoc-co-truyen-15192.html)

Tin cùng nội dung

  • Em rất lo lắng vì bị tiểu buốt kéo dài, uống Thu*c nhiều lần mà không khỏi, BS ơi!
  • Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để giảm nguy cơ phát triển sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.