Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Râu ngô: Thông mật, lợi tiểu Y học cổ truyền

Ngô là món ăn dân dã rất quen thuộc của nhiều gia đình, là thực phẩm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tốt cho người đái tháo đường, tăng huyết áp,...
Ngô là món ăn dân dã rất quen thuộc của nhiều gia đình, là thực phẩm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tốt cho người đái tháo đường, tăng huyết áp,... Vòi nhụy (còn gọi râu ngô hay ngọc mễ tu) là vị Thu*c Đông y được dùng trị nhiều bệnh.

Râu ngô chứa dầu béo, tinh dầu, các hợp chất dạng resin, glucoside đắng, saponin, alkaloid, zeaxanthin, xitosterol, myo-inositol và các phức hợp steroid, các sinh tố C, K, kali và một số chất khác. Vị ngọt, tính bình; vào can thận, râu ngô có tác dụng lợi thủy tiết nhiệt, bình can lợi đởm. Làm Thu*c thông mật trong điều trị vàng da phù nề; viêm gan, viêm túi mật, sỏi túi mật; làm Thu*c lợi tiểu trong trị các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận, tăng huyết áp. Râu ngô là vị Thu*c thông mật lợi tiểu an toàn nhất nên dùng trong rất nhiều bệnh. Liều dùng: 30-60g dạng khô hoặc 100-200g dạng tươi.

Râu ngô được dùng làm Thu*c trong các trường hợp

Viêm thận, viêm bàng quang: râu ngô 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, mã đề 50g, sài đất 40g. Sắc uống.

Viêm gan, tắc mật, đái vàng, vàng da, viêm thận cấp đái đỏ: râu ngô 50-100g hay bấc (phần lõi cây ngô) 150g. Sắc uống.

Đái tháo đường: hạt ngô ngâm ủ cho mọc mầm, dùng mầm ngô sấy khô, ngày uống 20-30g, uống với nước ngọn khoai lang đỏ.

Râu ngô hầm, tiểu kế, tinh hoàn gà: râu ngô 50g, tiểu kế 20g, tinh hoàn gà 2 đôi. Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.

Râu ngô hầm ong non: râu ngô 100g, ong non 20-30g. Thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật.

Thịt lợn hầm râu ngô: thịt lợn nạc 100g, râu ngô non 100-200g. Hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Trà râu ngô: có nhiều hình thức như nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng, nước râu ngô pha đường để lạnh chia uống nhiều lần trong ngày. Thường dùng cho bệnh nhân viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da uống hàng ngày thay nước trà.

Rùa hầm râu ngô: thịt rùa 250g, râu ngô non 100-200g. Thêm nước, nấu chín nhừ thêm chút gia vị cho ăn. Ngày làm 1 lần. Dùng cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng.

Cháo đậu đen, đại táo, cà rốt, râu ngô: râu ngô 60g, đậu đen 30g, đại táo 30g, cà rốt 90g. Râu ngô sắc lấy nước; đem nước râu ngô nấu với các vị Thu*c. Nấu chín nhừ, thêm chút gia vị cho ăn. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da.

TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rau-ngo-thong-mat-loi-tieu-y-hoc-co-truyen-15153.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY