Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rối loạn lo âu, ứng phó thế nào?

Vấn đề rối loạn lo âu có tính chất bệnh lý, tương đối phổ biến, với tỉ lệ thường gặp là khoảng từ 1,5% - 3,5% dân số. Vậy biểu hiển của rối loạn lo âu như thế nào? Ứng phó với chúng ra sao?
Tất cả chúng ta ai cũng đã từng trải qua những lúc phải lo âu, căng thẳng. Từ khi là học sinh, mỗi lần cô giáo gọi lên bảng đều giật mình, tim đập nhanh một chút, hoặc khi đứng trước cửa nhà người yêu, khi chuẩn bị bày tỏ tình cảm với người mình yêu đều có những cảm giác lo lắng, hồi hộp, nhưng đó là những phản ứng cảm xúc bình thường có tính chất S*nh l* sau đó lại có thể trấn tĩnh trở lại. Nhưng khi những rối l oạn lo âu này vượt ngưỡng, sẽ trở thành bệnh lý.

Nhận biết thế nào?

Người bệnh thường kể về những biểu hiện của mình như sau: nhịp tim nhanh, cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng rất nhanh, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hoặc rung tay, cảm giác khó thở, thở rất nông hoặc cảm giác ngột ngạt, sắp ch*t hoặc là cảm giác như là có người bóp cổ mình, cảm giác đau ở ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực, buồn nôn hoặc đau ở vùng bụng, cảm giác như muốn ngất đi, không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như sắp sửa đột quỵ.

Người bệnh có thể có cảm giác như mình không còn ở môi trường đang sống nữa, họ thường mất kiểm soát bản thân và cảm tưởng như sắp bị điên. Bệnh nhân có cảm giác rất sợ ch*t, có những cảm giác bất thường, ví dụ như cảm thấy trong người tê cóng... cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người.

Những biểu hiện của rối loạn lo âu này thường xảy ra sau khi người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý trong cuộc sống, ví dụ như phải đi xa nhà, ly hôn, người thân ch*t hoặc sau những sự kiện không may xảy ra với mình như là T*i n*n giao thông, hoặc một bệnh lý nặng xảy ra với người thân của mình như ung thư dạ dày, u não... và bệnh nhân lo lắng mình có thể cũng bị những bệnh nặng như vậy.

Một điểm nữa là khi khám những bệnh nhân này, chúng tôi thường thấy bệnh nhân có kèm theo những biểu hiện buồn chán, bi quan về tương lai, những mặc cảm tự ti... là những biểu hiện của hội chứng trầm cảm.

Tại sao lại rối loạn lo âu?

Nguyên nhân của bệnh thì đến nay còn có nhiều giả thuyết khác nhau. Thuyết về phân tâm học, thuyết về nhận thức hành vi, thuyết về các chất dẫn truyền thần kinh như là GABA, serotonin..., thuyết về giải phẫu của não... nhưng có lẽ nguyên nhân của nó là sự tổng hợp của các giả thuyết trên.

Những triệu chứng biểu hiện của lo âu thường rất giống với biểu hiện của những bệnh lý nội khoa khác và chính vì vậy bệnh nhân khi có những biểu hiện này thường đến các thầy Thu*c chuyên khoa về tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp...Khi bệnh nhân đến với thầy Thu*c chuyên khoa tâm thần thì họ đã được điều trị ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau, bằng nhiều loại Thu*c chuyên khoa, thậm chí cả những thủ thuật can thiệp cao cấp, đắt tiền như đốt nút xoang nhằm làm giảm nhịp tim nhưng tất cả những sự can thiệp và điều trị này đều thất bại, lúc đó bệnh nhân mới được gửi đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Vậy vấn đề đặt ra là điều trị chứng rối loạn lo âu như thế nào? Khi một bệnh nhân đã được chẩn đoán là rối loạn lo âu, họ cần phải được điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa về tâm thần, chủ yếu là điều trị ngoại trú, chỉ có một số ít trường hợp phải vào điều trị nội trú như những trường hợp trầm cảm có ý tưởng tự sát, hoặc những trường hợp có kết hợp lạm dụng chất gây nghiện. Việc điều trị bao gồm hai nội dung: Sử dụng Thu*c chống lo âu và những liệu pháp về nhận thức hành vi.

Những loại Thu*c được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu là những Thu*c có tác dụng làm giảm những triệu chứng này, hiện nay đang được dùng phổ biến là nhóm Thu*c ức chế hấp thu serotonin chọn lọc mà một số hoạt chất phổ biến như là fluoxetine, sertraline, paroxetine (SSRI)..., loại Thu*c chống trầm cảm ba vòng amitriptylin, nhóm benzodiazepine (seduxen)...

Việc trị liệu bằng các liệu pháp nhận thức hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở nước ta. Việc điều trị này bao gồm nhiều nội dung khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu và từ đó bệnh nhân sẽ dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ hết dần. Hiện nay chúng tôi thường kết hợp cả hai phương pháp dùng Thu*c và trị liệu về hành vi nhận thức.

Cuối cùng khi một bệnh nhân có những triệu chứng của rối loạn lo âu thì nên đi khám và điều trị một thầy Thu*c chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt, nếu không chức năng về mặt xã hội như là công việc, học tập, giao tiếp của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng và bệnh nhân sẽ bị tàn tật về mặt xã hội.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/roi-loan-lo-au-ung-pho-the-nao-n144194.html)

Chủ đề liên quan:

rối loạn thế nào ứng phó

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY