Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rối loạn nhịp tim cho thấy 7 bí mật trong cơ thể

Để biết tình trạng nhịp tim của bạn, cách đơn giản nhất là cảm nhận mạch đập. Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm là một cảnh báo về sức khỏe.

Nói chung, giá trị bình thường của nhịp tim khi nghỉ phải từ 60-85 nhịp/phút và cao nhất không được quá 100 nhịp/phút; hãy cẩn thận khi nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh. pam r. taub, phó giáo sư khoa y tại đại học california, san diego và là bác sĩ tim mạch, gợi ý rằng bạn nên hình thành thói quen đo nhịp tim thường xuyên, bạn có thể phát hiện ra các vấn đề trong cơ thể sớm hơn.

Khi nhịp tim của bạn bất thường, cho thấy 7 vấn đề đang xuất hiện trong cơ thể

1. Bạn đang phải chịu nhiều áp lực

Rối loạn nhịp tim cho thấy 7 bí mật trong cơ thể - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Căng thẳng ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp, khiến cơ thể kích hoạt trạng thái căng thẳng. pam r. taub nhắc nhở rằng căng thẳng mãn tính sẽ khiến tim phải tải nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

2. Bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dịch tễ học quốc tế cho thấy nhịp tim càng nhanh dường như có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; khi nghỉ ngơi cứ mỗi phút tăng 10 nhịp tim thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 23%.

Các nhà nghiên cứu cũng đề cập rằng nhịp tim càng nhanh, thì lượng đường lúc đói càng dễ xuất hiện bất thường, và khi đường huyết lúc đói bất thường thì càng dễ mắc bệnh tiểu đường. ông pam r. taub cũng nhắc nhở bệnh nhân đái tháo đường thường có các vấn đề như béo phì, ít vận động, cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao gây gánh nặng cho tim.

3. Có vấn đề về rối loạn nhịp tim

Trái tim của chúng ta có hệ thống điện thế riêng có thể giúp tim đập bình thường. nhưng nếu bạn thấy rằng nhịp tim của bạn chậm lại, có thể là nhịp tim của bạn không bình thường. ông pam r. taub cho biết, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim thường có các triệu chứng chóng mặt và choáng váng; nhưng đừng quá lo lắng, một cuộc kiểm tra điện tâm đồ đơn giản có thể xác định liệu nó có bất thường hay không.

4. Bạn không tập thể dục đủ

Rối loạn nhịp tim cho thấy 7 bí mật trong cơ thể - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trái tim cũng là một cơ bắp, bạn thường xuyên tập thể dục cũng khiến tim mạnh mẽ hơn. ông pam r. taub: "khi bạn béo lên mà không tập thể dục, nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn sẽ tăng lên".

Một mặt là do tim của bạn không đủ khỏe nên cần phải tác động nhiều lực hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể một cách trơn tru, ngoài ra, khi bạn bị béo lên, bạn cần thêm máu, kết quả cuối cùng là nhịp tim của bạn trở nên nhanh hơn.

5. Các loại Thu*c bạn dùng ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn

Một số loại Thu*c có chứa Thu*c chẹn beta hoặc Thu*c chẹn canxi có thể làm chậm nhịp tim của bạn vì chúng có thể giúp tim bạn thư giãn. điều này không hẳn là nguy hiểm nhưng nếu lo lắng, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.

Mặt khác, các loại Thu*c chứa caffeine có thể đẩy nhanh nhịp tim của bạn. phổ biến nhất là Thu*c chữa đau đầu, ngoài ra các loại thực phẩm như trà, cà phê, nước tăng lực, sô cô la cũng chứa caffeine. ông pam r. taub cho biết, nếu bạn là người nhạy cảm với caffein, những thứ này có thể ngay lập tức phản ứng với nhịp tim của bạn, vì vậy hãy ăn ít hơn.

6. Bạn có thể bị mất nước hoặc có quá nhiều nước trong cơ thể

Rối loạn nhịp tim cho thấy 7 bí mật trong cơ thể - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. khi bạn uống quá nhiều nước hoặc bổ sung không đủ nước, các chất điện giải trong cơ thể dễ bị mất cân bằng và ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học của cơ thể. đặc biệt khi magiê, kali, canxi trong cơ thể quá thấp sẽ gây ra rối loạn nhịp tim, biểu hiện là tim đập nhanh.

7. Bạn có thể bị cường giáp hoặc suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ có chức năng tiết ra các hormone giúp cơ thể hoạt động bình thường. nếu bài tiết không đủ sẽ sinh ra chứng suy giáp làm tim đập chậm lại, ngược lại nếu tiết quá nhiều do cường giáp thì nhịp tim sẽ tăng nhanh. vấn đề này có thể được đánh giá bằng cách xét nghiệm máu.

Trái tim đập không chỉ có nghĩa là bạn vẫn còn sống, nó còn có thể cho biết bạn có thể sống tốt hay không, do đó bạn cần phải chăm sóc, bảo vệ tim.

Nguồn: Aboluowang

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/roi-loan-nhip-tim-cho-thay-7-bi-mat-trong-co-the-20210121010027135.chn)
Từ khóa: nhịp tim

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY