Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Rửa tay liên tục để phòng chống Covid-19, liệu có cần phải tháo bỏ nhẫn cưới hoặc các đồ trang sức khác?

Không chỉ nhẫn cưới mà những đồ trang sức đeo ở tay như vòng, đồng hồ... cũng được khuyến cáo nên tháo hoặc hạn chế đeo trong mùa dịch Covid-19?

Rửa tay liên tục để phòng chống Covid-19, còn nhẫn cưới, vòng tay, đồng hồ... thì sao?

Mấy tháng gần đây, chúng ta nghe truyền thông thông báo Nhưng chưa một ai đề cập đến vấn đề này: Với những món đồ đeo trên tay như nhẫn cưới hay đồng hồ thì sao? Bạn có nên cởi bỏ chúng khi rửa tay hay không? Liệu chúng có thể nhiễm Covid-19 hay không? Những gì cần làm với nhẫn cũng như bất cứ món trang sức nào khác thường không được đề cập trong hướng dẫn này.

"Trong tình huống hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện rất nhiều các biện pháp để hạn chế sự lây truyền Covid-19, tôi nghĩ rằng việc tháo nhẫn hay bất cứ món đồ trang sức nào khi rửa tay là điều hoàn toàn nên làm. Thậm chí nên hạn chế hoàn toàn việc đeo chúng vào thời điểm này. Đó thực sự là điều khôn ngoan", Rochelle Walensky, giám đốc bộ phận của các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đã viết trong một email gửi đến tờ báo USA TODAY.

Theo BS Walensky, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng vi trùng có thể sống dưới vòng đeo theo thời gian nhưng việc có lây truyền hay không thì còn hạn chế. Điều này đặc biệt đúng với Covid-19 vì các quan chức y tế công cộng vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về nó.

Nikita Desai, một bác sĩ phổi tại Phòng khám Cleveland, cũng nhắc lại lời khuyên của Walensky. Mặc dù việc lây nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của virus và bề mặt mà nó đang sống nhưng đúng là chúng ta nên thận trọng, cần thiết loại bỏ đồ trang sức trong khi rửa tay.

"Khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chuẩn bị cho các thủ tục vô trùng như phẫu thuật, nhẫn, đồng hồ hay bất cứ món trang sức nào khác cũng cần phải tháo ra. Mặc dù chúng tôi không mong đợi công chúng chuẩn bị tiến hành phẫu thuật nhưng tháo bỏ nhẫn, đồng hồ... trong mùa dịch Covid-19 sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây lan bệnh tật và đôi bàn tay của bạn đảm bảo lúc nào cũng sạch sẽ hơn", BS Desai viết trong email gửi tới USA TODAY.

Theo vị chuyên gia này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nCoV được phát hiện sống trên bề mặt bằng đồng trong 4 giờ, tối đa 24 giờ trên các thùng bìa cứng, thậm chí lên 2-3 ngày với bề mặt bằng nhựa và thép không gỉ.

"Virus sống bên ngoài cơ thể con người và sử dụng các vật thể không hoạt động để tiếp tục lây lan", chuyên gia nhấn mạnh.

Không cần thiết phải tháo nhẫn, đồng hồ hay bất cứ món trang sức nào là lời nhắn nhủ đến người dân trong mùa dịch Covid-19 của bác sĩ chuyên khoa!

Theo BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM) khẳng định, người dân không cần quá hoang mang lo lắng đeo nhẫn, đồng hồ cũng như bất cứ món trang sức nào trên tay sẽ có nguy cơ lây nhiễm nCoV.

"Thực tế thì chỉ có những bác sĩ tiến hành phẫu thuật mới cần phải tháo bỏ nhẫn, đồng hồ, đồ trang sức... trong quá trình tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân cũng như hiệu quả phẫu thuật tốt cho người bệnh. Còn bắt buộc phải tháo nhẫn, vòng tay, đồng hồ... để phòng tránh lây nhiễm Covid-19 là việc làm không cần thiết.

Tất nhiên điều này tùy thuộc vào nhu cầu của mọi người. Nhưng việc đeo trang sức hàng ngày mà vẫn đảm bảo rửa tay đúng cách theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì chúng ta không cần phải quá lo lắng", BS Khanh khẳng định.

Thực tế, virus, vi khuẩn không loại trừ nCoV đều sẽ bị tiêu diệt khi rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn được khuyến cáo. Ngay cả trên bề mặt nhẫn hay bất cứ món trang sức nào mà chà xát đến cũng sẽ bị rửa trôi virus, vi khuẩn. Do đó, người dân không cần phải hoang mang, lo lắng. Điều quan trọng là rửa tay đúng cách theo khuyến cáo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/rua-tay-lien-tuc-de-phong-chong-covid-19-lieu-co-can-phai-thao-bo-nhan-cuoi-20200319162248691.chn)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học tại Đại học Nam Califonia đã phát hiện ra hormon Mots-c, loại phân tử hoạt động như một tín hiệu cơ thể.
  • Vào khoảng tháng 7/2010, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS tại TP. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Kết thúc hội thi, Sở Y tế Đăk Lăk mời các đoàn thi dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng Đam San.
  • Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch não.
  • Tôi là nam giới 46 tuổi, tôi thường xuyên chóng mặt (liên tục) trên 6 năm.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Việc đeo nhẫn cưới bằng vàng trong một thời gian dài có khả năng làm giảm tinh binh nên nhiều quý ông rơi vào cảnh hiếm muộn dù bản thân không có bệnh tật gì.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa đến một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chẻ lưỡi và đeo khuyên ở những vị trí như lưỡi, môi, má hoặc lưỡi gà (mảnh mô nhỏ treo ở phía sau của miệng) có thể gây nguy hiểm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY