An toàn thực phẩm hôm nay

Sai lầm Ch?t người khi ăn cua đồng buộc bạn phải bỏ ngay

Ăn cua đồng không đúng cách gây hại cực kỳ nghiêm trọng cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vào ngày hè nóng bức, phần lớn các bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu món canh cua nấu mồng tơi, canh cua nấy rau tập tàng, canh cua nấu hoa thiên lý ăn cùng với cà muối.

Cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho... mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến tính mạng.

Ăn cua đã chế biến để lâu

Cua đã được nấu chín nhưng để lâu rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, vì thế khiến bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc… bởi vậy, các bác sĩ đều khuyên không nên ăn cua đã chế biến để lâu, nên nấu đến đâu ăn hết đến đó.

Ăn nước cua sống

Trong dân gian, nhiều người cho rằng, cua đồng rất tốt cho xương, vì thế ăn nước cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. điều này hoàn toàn sai lầm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi (lungfluke), khi ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt. bởi vậy, cần tuyệt đói chế biến kỹ cua đồng trước khi ăn.

Ăn “bọng hoi” (dạ dày cua)

Bạn không nên ăn dạ dày cua đồng bởi chúng thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế mang và đường ruột, dạ dày của nó có chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh, tạp chất có độc. nếu rửa cua chưa sạch, chế biến chưa kỹ, những vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây đau bụng, đi ngoài hay ngộ độc.

Ăn yếm cua

Khi làm cua đồng, bạn nên bỏ yếm cua đi và không nên ăn bởi chúng chứa nhiều bùn đất, thậm chí là vi khuẩn gây bệnh.

Do đó, ngoài yếm cua, khi chế biến cua các bà nội trợ cũng nên để sạch, hoặc chế biến thật kỹ trước khi nấu. Bởi cua sống ở bùn đất là nơi ở của không ít ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/sai-lam-chet-nguoi-khi-an-cua-dong-buoc-ban-phai-bo-ngay-d143347.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-chet-nguoi-khi-an-cua-dong-buoc-ban-phai-bo-ngay/20201008095059263)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY