Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Sâm cau chữa suy nhược thần kinh

Cây sâm cau còn gọi là ngải cau, tiên mao, tiên mao sâm, cồ nốc lan... Bộ phận dùng làm Thu*c của cây sâm cau là thân...
Cây sâm cau còn gọi là ngải cau, tiên mao, tiên mao sâm, cồ nốc lan... Bộ phận dùng làm Thu*c của cây sâm cau là thân, rễ, thu hái quanh năm đem về gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc rồi phơi hoặc sấy khô.

Theo y học cổ truyền, sâm cau vị cay, tính ấm, hơi độc. Công dụng ôn thận tráng dương, khứ hàn trừ thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp, tâm căn suy nhược, liệt dương, ho, trĩ, hoàng đản (vàng da), tiết tả (đi lỏng), ghẻ, viêm da (dùng ngoài giã nát)...

Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, sâm cau có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tuyến Sinh d*c, chống lão hóa, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, trấn tĩnh, chống co giật, kháng viêm, chống huyết tắc, chống nấm, kháng ung thư và nâng cao khả năng chịu nóng của cơ thể. Ngoài ra, sâm cau còn có tác dụng cường tim và làm giãn mạch vành.

Sâm cau có thể dùng riêng ngâm rượu hoặc phối hợp với một số vị Thu*c khác dùng trong những trường hợp sau:

Chữa phong thấp, đau lưng, thần kinh suy nhược: sâm cau 50g thái mỏng, sao vàng, ngâm với 650ml rượu trắng, sau 7 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ chừng 25-30ml.

Hoặc dùng bài: sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 50g, rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh: sâm cau 20g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc sâm cau, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g, nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 1-2 lít rượu trắng trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần , mỗi lần 20-30ml.

Chữa sốt xuất huyết: sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g, sao đen. Tất cả thái nhỏ sắc uống ngày một thang.

Dược thiện bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: sâm cau, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa, mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g, thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái, uống nước, chia làm 2-3 lần trong ngày.

DS

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sam-cau-chua-suy-nhuoc-than-kinh-18130.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY