Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sang chấn tâm lý - ác mộng hậu Covid-19

Hàng triệu bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh và phần lớn hồi phục thể chất, song nhiều người vẫn sống với tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Anh Ricardo Ramirez, 55 tuổi, là một kỹ thuật viên y sinh tại Bệnh viện St. Charles ở New York. Anh nhiễm nCoV, phải nhập viện ngày 23/3/2020. Vài giờ sau khi vào phòng cấp cứu, Ramirez tin rằng anh sắp ch*t.

"Tôi gọi về cho vợ và các con. Tôi đưa cho con trai tất cả mật khẩu và thông tin cá nhân phòng trường hợp không qua khỏi", anh nhớ lại.

Tại khoảnh khắc đó, ramirez sống trong cơn khủng hoảng mà biết bao bệnh nhân covid-19 khác từng đối mặt. đó là cảm giác cái ch*t sắp cận kề.

May thay, thần ch*t không gõ cửa. Ramirez quay về với gia đình sau chín tháng chống chọi với bệnh tật. Nhưng sau một năm kể từ khi mắc bệnh, chấn thương tâm lý ngày ấy vẫn sống động trong tâm trí anh.

Theo một nghiên cứu ở Italy được công bố vào tháng 2 trên tạp chí Tâm thần học JAMA, trong số 381 bệnh nhân vượt qua Covid-19, 30% bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) - bệnh tâm lý xảy ra sau khi ai đó gặp một trải nghiệm đe dọa tới tính mạng. Bệnh nhân PTSD thường có những ý nghĩ, hồi tưởng hoặc ác mộng đến bất chợt, tái hiện sự kiện khởi phát.

Nghiên cứu cũng tìm hiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc PTSD và phát hiện những triệu chứng dai dẳng như mệt mỏi, sương mù não, tim đập nhanh, khó thở, đau đầu... Khoảng 70% người bị PTSD gặp từ ba triệu chứng chứng kéo dài trở lên, so với 31% người bị PTSD nhưng chỉ có một hoặc hai triệu chứng.

Theo nghiên cứu mới diễn ra ở Trung Quốc, được công bố trên tạp chí Psychological Medicine, trong số 714 bệnh nhân nhập viện tại 5 bệnh viện ở Vũ Hán vào tháng 3/2020, 96% bị PTSD hậu Covid-19. Một nửa số bệnh nhân cho rằng tư vấn sức khỏe tâm thần trực tuyến sẽ hữu ích.

Các nhân viên y tế vũ hán đưa một bệnh nhân covid-19 vào viện, tháng 1/2020. ảnh:afp

Nếu không được điều trị, ptsd có thể biến quá trình phục hồi thành cơn ác mộng. tới nay, với hơn 130 triệu ca mắc covid-19 toàn cầu, một số chuyên gia cho rằng thế giới nên chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần hậu đại dịch.

Bị PTSD sau khi điều trị một số bệnh nhất định là điều không mới, theo Ronald Brenner, chuyên gia tâm thần học, đồng thời là chủ tịch Y tế Hành vi của Hệ thống Y tế Công giáo ở Mỹ. Ông cho biết một số nghiên cứu từng chỉ ra một trên năm bệnh nhân bị PTSD sau khi ở đơn vị điều trị tích cực (ICU).

"Trong trường hợp của Covid-19, ngay cả một số người không mắc bệnh nghiêm trọng đến mức phải nhờ tới ICU cũng bị PTSD", Brenner cho biết. Theo ông, khó có thể xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Một giả thuyết cho rằng căn nguyên là vì tỷ lệ Tu vong cao do Covid-19.

Một bệnh nhân của ông Brenner từng ở viện năm ngày đề điều trị Covid-19, nhưng không cần nằm ICU. Hiện nay, chỉ một cơn ho, cơn đau hay các triệu chứng khác cũng khiến anh lo lắng và hoảng loạn. "Anh ta thực sự lo rằng bệnh sẽ trở lại và các triệu chứng sẽ không bao giờ biến mất. Người này cũng gặp khó khăn khi quay lại chỗ làm".

Chuyên gia Brenner cho rằng cần một chiến lược toàn diện để đảm bảo tất cả bệnh nhân được có được sự chăm sóc cần thiết. Theo ông, có những phương pháp điều trị hiệu quả như liệu pháp hành vi nhận thức hoặc các loại Thu*c như Thu*c chống trầm cảm hoặc Thu*c chống lo âu.

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH) đang tài trợ cho các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về PTSD hậu Covid-19. Tiến sĩ Susan Borja, người đứng đầu chương trình nghiên cứu căng thẳng sang chấn của NIMH, cho biết: "Một trong những thách thức của đại dịch này là quy mô của nó. Trong khi hệ thống y tế ở Mỹ gần đạt giới hạn công suất, có rất nhiều người đang bị bệnh tâm lý mà không được chăm sóc".

Theo bà, tiếp cận và sàng lọc có mục tiêu những người đã khỏi Covid-19 là chiến lược quan trọng. Một giải pháp có thể áp dụng cho nhóm có nguy cơ cao là chương trình Hero Health, được phát động vào tháng 6/2020 bởi Viện Sang chấn và Phục hồi thuộc Đại học Bắc Carolina.

Trong chương trình này, các nhân viên y tế sử dụng một ứng dụng cho phép họ cập nhật tình trạng sức khỏe tâm thần của người dùng và kết nối bệnh nhân với chuyên gia nếu cần giúp đỡ. "Bằng cách này, chương trình có thể kết nối hàng trăm nhân viên y tế tham gia hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân", tiến sĩ Sam McLean, giám đốc của Viện Sang chấn và Phục hồi, cho biết.

Áp dụng những sáng kiến tương tự với nhóm có nguy cơ cao, ví dụ như người có triệu chứng covid-19 kéo dài, sẽ giúp các nhân viên y tế can thiệp sớm, ngăn chặn tổn thương lâu dài ở bệnh nhân, theo tiến sĩ borja.

Ông brenner nhận định điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề này ngay bây giờ, bởi định kiến khiến nhiều người che giấu tình trạng ptsd hậu covid-19 và số bệnh nhân có thể nhiều hơn so với ước tính. "họ sợ bị kỳ thị. tôi nghĩ trải qua một loạt những triệu chứng như vậy khiến họ kinh hãi và xấu hổ", ông brenner cho hay.

Mai Dung (Theo CNN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sang-chan-tam-ly-ac-mong-hau-covid-19-4257185.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 ghi nhận khám chữa bệnh

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Số ca sốt xuất huyết này được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2011 đến nay.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY