Mới đây, đến Bệnh viện Y Dược học cổ truyền Đồng Nai được chứng kiến nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật không của các kỹ sư chế tạo mà của các bác sĩ, dược sĩ…, những người vốn chỉ quen bắt mạch, bốc Thuốc chữa bệnh.
Những
sáng kiến đó có tính hiện đại hóa, tự động hóa khá cao. Chỉ tay vào hệ thống sắc Thuốc thang tự động bằng điện, DS. Nguyễn Đức Thu, tác giả chính của
sáng kiến, cho biết: “Các cách sắc Thuốc truyền thống chỉ phục vụ đơn lẻ cho từng bệnh nhân. Nếu sắc bằng củi, than… thì khói bay mù mịt; nếu sắc từng ấm điện thì dây nhợ lòng thòng không an toàn. Hơn nữa, cách sắc như vậy sẽ tốn nhiều người trông coi, dễ bị cháy khét. Hệ thống mới khắc phục được tất cả nhược điểm: gồm 12 bếp sắc Thuốc, nồi sắc bằng đất nung; có thiết bị chống rò điện, chống giật; công tắc từng nồi; chế độ ngắt tự động khi sôi sau đó tự động chuyển sang sôi âm ỉ; nồi Thuốc của ai thì có số hiệu riêng cho từng người không nhầm lẫn. Cuối cùng, chất lượng Thuốc được đảm bảo như yêu cầu, giúp cho người bệnh có Thuốc uống kịp thời…”.
Đáng ngạc nhiên là DS.Thu chỉ là… dược sĩ, trình độ vật lý, điện đóm chỉ học từ hồi phổ thông. Thế mà anh tự lên ý tưởng, thiết kế rồi phối hợp với tổ điện của bệnh viện thực hiện chế tạo hệ thống nói trên “chỉ tốn vài chục triệu đồng”, như anh nói. Mà trông cứ như của nhà máy chế tạo y cụ nào đó sản xuất.
Hiện Bệnh viện Y Dược cổ truyền Đồng Nai đã tự thiết kế, chế tạo hai hệ thống sắc Thuốc tự động như vậy, đủ phục vụ cho hơn 20 bệnh nhân nội trú. Sắp tới, bệnh viện sẽ đặt thêm 1 hệ thống tương tự. Tất cả hệ thống chỉ đặt gọn trong 1 phòng sắc Thuốc và chỉ cần vài người trông coi. Tiền điện do có hệ thống tự động ngắt điện nên cũng giảm đi đáng kể.
Hệ thống trên cũng chỉ là một trong những
sáng kiến của bệnh viện này.
Giám đốc bệnh viện - BS. Phạm Văn Long dẫn chúng tôi tham quan các khoa phòng, thích thú vì nhân viên của ông dù không phải là dân kỹ thuật chuyên nghiệp nhưng hay mày mò, tìm cách “chế cái này, cái nọ” nhằm sử dụng tiện lợi hơn. BS. Long giới thiệu hệ thống lọc nước tinh khiết của bệnh viện được cơ quan chức năng cấp giấy đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nói: “Hệ thống này cho thành phẩm có thể bán ra thị trường nhưng chúng tôi làm chỉ để phục vụ cho bệnh nhân, giúp họ có nước uống đảm bảo vệ sinh, chứ bệnh viện đâu phải là đơn vị kinh doanh mà bán sản phẩm ra thị trường!”. Rồi ông dẫn đến xem hệ thống rửa mắt tự động giúp rửa mắt nếu lỡ hóa chất dính vào: “Anh em chế từ dụng cụ cơ học sang kiểu tự động, giúp tiện lợi hơn, thời gian được rửa mắt nhanh chóng hơn, đỡ cho nạn nhân hơn”.
Xâu chuỗi lại từng “sự kiện
sáng kiến”, tất cả cũng chỉ để phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Hệ thống sắc Thuốc, hệ thống lọc nước, “máy” rửa mắt tự động… đều là những
sáng kiến giúp phục vụ người dân đến đây khám chữa bệnh tốt hơn, đặc biệt là tiết kiệm được tiền cho bệnh viện, cho ngân sách nhà nước.
Các
thầy Thuốc với nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh, họ còn là những người biết quan tâm đến cộng đồng, thể hiện qua nhiều cách, trong đó có việc có những giải pháp kỹ thuật nhằm phục vụ người bệnh tốt hơn. Đó cũng là việc làm đáng trân trọng, cần nhân rộng ở tất cả cơ sở y tế.
THẾ PHONG