Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị phù hoặc sưng. Nếu không uống đủ nước và ăn mặn sẽ khiến cơ thể giữ lại lượng nước dư thừa, ngăn tình trạng mất nước khiến mắt bị sưng.
Thiếu protein trong máu có thể do suy dinh dưỡng, bệnh thận và bệnh gan. Tất cả những điều này đều có thể gây ra tình trạng phù nề, bao gồm sưng mắt.
Chế độ ăn nhiều tinh bột (hay carbohydrat) gây tiết nhiều insulin và giữ natri nhiều hơn. Càng nhiều natri, cơ thể càng giữ nước và dễ bị phù nề.
Sưng mắt, đặc biệt là vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề. Nguyên nhân là do thận không thể loại bỏ hết natri thừa trong máu. Thừa natri dẫn tới tình trạng phù, ứ dịch.
Ngoài triệu chứng sưng mắt, nếu thấy buồn nôn, mệt mỏi, sưng chân, mắt cá chân, chán ăn, khô, ngứa da, đau lưng... thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Nếu mắc các bệnh liên quan đến mắt như viêm kết mạc, sưng tuyến bã trên mí, đau mắt đỏ, nổi lẹo, chắp, dị ứng... có thể gây ra tình trạng sưng mắt vào buổi sáng.
Nếu gặp phải tình trạng sưng mắt kèm theo cảm giác đau, ngứa rát, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị sớm.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, kiệt sức, thức khuya, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng sưng đau mắt vào sáng sớm.
Chủ đề liên quan:
có thể giấc ngủ lượng nước dư thừa mắt bị sưng phồng mắt sưng tình trạng mất nước uống đủ nước vấn đề sức khỏe