Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Sau kim chi và hanbok, Trung - Hàn lại tranh chấp quyết liệt một nhà thơ

Sau kim chi và hanbok, Trung - Hàn lại tranh chấp quyết liệt một nhà thơ

Bộ ngoại giao hàn quốc đã liên hệ với bắc kinh để giải quyết tranh chấp trên mạng giữa công dân hai bên về cố nhà thơ yun dong-joo, người sinh ra ở mingdong, một ngôi làng ở phía đông bắc trung quốc ngày nay.

Yun - con trai của một người theo đạo Thiên chúa Hàn Quốc đã rời bán đảo Triều Tiên vào cuối thế kỷ 19 để thoát khỏi nạn đói. Ông tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại đế quốc Nhật Bản khi cả bán đảo và đông bắc Trung Quốc, trong lịch sử được gọi là Mãn Châu, bị Nhật Bản chiếm đóng.

Vào năm 2012, chính quyền ở làng mingdong - nằm ở thành phố long tỉnh, tỉnh cát lâm của trung quốc - đã chuyển ngôi nhà của tổ tiên nhà thơ thành một điểm thu hút khách du lịch. một tấm bảng gần lối vào đã mô tả yun, người mà người hàn quốc gọi là yoon, là "nhà thơ yêu nước dân tộc triều tiên thuộc trung quốc" (nguyên văn trung quốc dân tộc triều tiên ái quốc thi nhân).

Nhưng tấm bảng này, cũng như mô tả về Yun trên trang web Baidu Baike (dạng Wikipedia của Trung Quốc), đã bị Seo Kyoung-duk, một giáo sư tại Đại học Sungshin ở Seoul,  chỉ trích là "xuyên tạc lịch sử". Bài chỉ trích rất dài được giáo sư Seo đăng trên Facebook về chủ đề này vào tuần trước.

Seo nói, vấn đề bắt nguồn từ việc Baidu Baike sử dụng từ chaoxianzu (Triều Tiên tộc) - thuật ngữ chính thức chỉ người dân tộc Triều Tiên sống ở Trung Quốc - để mô tả không chỉ Yun, mà còn một danh sách dài những người Triều Tiên đáng chú ý khác, gồm cả nhà hoạt động độc lập Lee Bon-chang và Yoon Bong-gil; Thậm chí, danh sách còn có cả Vua Sejong của triều đại Josean trong lịch sử Triều Tiên (1392–1897); và cả những người nổi tiếng sinh ra ở Hàn Quốc thời hiện đại như vận động viên trượt băng nghệ thuật Kim Yuna và nữ diễn viên Lee Young-ae.

Một quan chức từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giấu tên xác nhận rằng họ đã liên hệ với Trung Quốc để thảo luận về "vấn đề nhạy cảm liên quan đến tinh thần dân tộc".

Vị quan chức này cho biết: nền tảng tiếng Trung (Baidu Baike) có lịch sử mô tả sai về người Triều Tiên nổi tiếng là chaoxianzu. Thậm chí, Seoul đã phải yêu cầu sửa chữa các trang nói về cựu tổng thống, nhà hoạt động độc lập Kim Ku và ngôi sao K-pop Psy.

Giáo sư Seo trong bài phỏng vấn với This Week In Asia, đã đề cập đến sự gia tăng phổ biến của văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây gây cảm giác khó chịu đối với người Trung Quốc. Trước sự trỗi dậy của làn sóng Hàn, lòng yêu nước của Trung Quốc bị tổn thương. "Tôi thực sự nghi ngờ Bắc Kinh đứng sau tất cả."

Người dùng internet Trung Quốc và các truyền thông nhà nước Trung Quốc đều nhanh chóng phản bác quan điểm của Seo khi ông nêu quan điểm trên mạng xã hội.

Trên nền tảng weibo, thẻ  bằng tiếng trung quốc "giáo sư hàn quốc yêu cầu nhà thơ dân tộc triều tiên được đổi thành người hàn quốc" đã được sử dụng hơn 490 triệu lần trong tuần qua. 

Trong khi đó, tờ global times (phụ san của nhân dân nhật báo) cáo buộc seo cố gắng thu hút sự nổi tiếng bằng cách kích động tranh chấp văn hóa.

Seo - người gần đây đã viết bài pr trên the new york times để quảng bá kim chi như một món ăn thuần túy của hàn quốc, phản bác lại việc truyền thông  trung quốc coi món ăn này với pao cai (phao thái – món đồ chua ở tứ xuyên). seo trong bài đăng trên facebook cho biết đã đệ đơn khiếu nại với baidu baike lần đầu tiên vào 30.12 năm ngoái nhân dịp sinh nhật của yun và lại vừa khiếu nại một lần nữa vào ngày 16.2, ngày mất của nhà thơ. chỉ có điều, không có thay đổi nào diễn ra.

Tranh chấp về nguồn gốc của Yun đã không làm nổi sóng dư luận trên Internet Hàn Quốc như vụ kim chi, mặc dù một số vẫn lên các cổng thông tin của Hàn Quốc để bày tỏ cảm xúc của họ.

"nếu yoon là người trung quốc, ông ấy sẽ viết thơ bằng tiếng trung", một người dùng viết. ngay cả hãng thông tấn yonhap của hàn quốc, cho biết nhà thơ hầu như chỉ viết bằng tiếng hàn.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu người Trung Quốc tuyên bố Hangeul (bảng chữ cái Hàn Quốc) cũng thuộc về họ", một người dùng khác nêu quan điểm

Về phía Trung Quốc, Global Times trích dẫn Lu Chao, giám đốc Viện nghiên cứu Borderland thuộc Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, nói rằng Yun “nên trở thành cầu nối để tăng cường giao tiếp văn hóa ở cả hai quốc gia thay vì được sử dụng để chia rẽ nhau".

Nhưng một nhà nghiên cứu Hàn Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, người yêu cầu giấu nói với This Week In Asia rằng gọi Yun là "người Trung Quốc" là không chính xác, vì khu vực nơi ông và hàng nghìn người Hàn Quốc khác sinh sống cũng là thuộc địa của Nga và Nhật Bản vào thời điểm đó.

“Tôi nghĩ rằng chỉ nên sử dụng là 'dân tộc Triều Tiên' để mô tả Yun vốn không phải thuộc một phần của những gì ngày nay được gọi là Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên hay Hàn Quốc," nhà nghiên cứu nói. Đồng thời, ông cũng đề cập đến thực tế là cả ba thực thể trên đều ra đời sau khi Yun ch*t trong nhà tù Nhật Bản năm 1945 khi mới 27 tuổi.

Tác phẩm của Yun, được xuất bản sau khi được xuất bản trong thi tập có tựa đề “The Heavens, the Wind, the Stars and Poet” (Trời, gió, sao và thơ), vẫn được sử dụng rộng rãi trong sách giáo khoa  ở Hàn Quốc. 

Trung Quốc là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người dân tộc Triều Tiên, những người được chính thức công nhận là thành viên của một trong 55 nhóm dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Nhiều người sống ở Yanbian, một quận tự trị của tỉnh Cát Lâm, nơi gàn đây các trường học có các lớp học bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Hàn. Một phán quyết của cơ quan lập pháp hàng đầu của Bắc Kinh vào tháng 1 năm ngoái đã tuyên bố hành vi này là vi hiến.

yun dong-ju sinh ra ở long tỉnh, cát lâm, trung quốc. ông là con cả của gia đình có bốn đứa con, bố là yun yeong-seok và mẹ là kim yong. năm 1932, ông vào trường trung học ở long tỉnh, sau đó trở về triều tiên, năm 1936 ông tiếp tục học trung học ở bình nhưỡng. sau khi trường bị đóng cửa, ông trở về long tỉnh và vào học tại học viện gwangmyeong. năm 1941 ở tuổi 23, ông tốt nghiệp trường kỹ thuật yonsei (nay là đại học yonsei). thời gian này ông đã viết nhiều bài thơ và đem tập hợp 19 bài để xuất bản với tên gọi là “trời, gió, sao và thơ” . tuy nhiên, cuốn sách đã không được in ra vì sự kiểm duyệt.

năm 1942, yun dong-ju đi sang nhật và vào học khoa văn học anh tại đại học rikkyo ở tokyo. sáu tháng sau, ông chuyển đến đại học doshisha ở kyoto. ngày 14 tháng 7 năm 1943 ông bị cảnh sát nhật bản bắt giữ và bị giam tại đồn cảnh sát kamogawa ở kyoto. năm sau, tòa án khu vực kyoto kết án ông hai năm tù về tội đã tham gia vào phong trào độc lập của triều tiên. ông bị giam ở fukuoka, nơi ông qua đời vào tháng 2 năm 1945.

thơ của ông cuối cùng đã được công bố vào năm 1948, khi ba tập bản thảo viết tay đã được xuất bản dưới một tên gọi chung là “trời, gió, sao và thơ”. với sự ra đời của cuốn sách này yun dong-ju được công nhận là một nhà thơ kháng chiến ở vào giai đoạn cuối của sự chiếm đóng.

tháng 11 năm 1968, đại học yonsei với sự tham gia của một số tổ chức khác, đã thành lập quỹ để cung cấp tài chính cho giải thưởng thơ yun dong-ju.

Thơ của Yun Dong-ju được dịch nhiều sang tiếng Anh. Tiếng Việt có bản dịch của Nguyễn Viết Thắng với khoảng 20 bài.

Theo Wikipedia

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/sau-kim-chi-va-hanbok-trung-han-lai-tranh-chap-quyet-liet-mot-nha-tho-161524.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY