Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Sau nhồi máu cơ tim, nên ăn gì và kiêng gì để bệnh không tái phát?

Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi kế hoạch sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng (nên ăn gì, không nên ăn gì) cho người mới bị nhồi máu cơ tim như tôi?
Chào bác sĩ,
Tôi mới trải qua cơn thập tử nhất sinh vì nhồi máu cơ tim. Cũng may nhờ có các bác sĩ tận tình cứu chữa nên giờ đã được gọi là “khỏe mạnh” và xuất viện. Tuy nhiên, sau đợt đó thì tôi cũng đã biết trân trọng sức khỏe của mình hơn.

Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi kế hoạch sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng (nên ăn gì, không nên ăn gì) cho người mới bị nhồi máu cơ tim như tôi?
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
(Hoàng Trọng Thuấn - Hà Nội)
Bác Thuấn thân mến,
Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng.
Sau khi trải qua một biến cố về tim mạch, bác cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ một cách chặt chẽ. Nếu xuất hiện các biến chứng khi dùng Thu*c, bác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi liều hoặc đổi Thu*c. Bác cũng nên bỏ Thu*c lá và có lối sống lành mạnh, đồng thời tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn chặt chẽ của các chuyên gia.
Bên cạnh đó, dù trong hoàn cảnh nào thì dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng giúp bệnh tiến triển tốt hơn.
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh thường “dòm ngó” những người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu… Chính vì vậy, bác nên thực hiện chế độ ăn uống giảm mỡ, giảm cholesterol, nên hạn chế ăn các món ăn chiên xào, các thực phẩm nhiều mỡ, thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu ăn thực vật…
Mặt khác, bác cũng cần duy trì một mức huyết áp và lượng đường trong máu trong giới hạn bình thường, đặc biệt là nếu bác là người mắc đái tháo đường, điều này là rất quan trọng cho việc phục hồi cơ thể sau một cơn đau tim. Lượng muối tăng có thể dẫn đến tăng huyết áp và có hại cho sức khỏe tim mạch.

Theo các khuyến cáo, liều lượng dùng muối hàng ngày không được vượt quá 2.300mg và nếu có các yếu tố nguy cơ khác có mặt, bác nên hạn chế thấp hơn với mức 1.500mg. Cố gắng tránh thêm muối vào thức ăn và có thể thay thế bằng thảo mộc. Hạn chế ăn khoai tây chiên giòn, bánh quy, các loại hạt có thêm muối và thực phẩm chế biến với mức natri cao. Chế độ ăn uống sau khi bị cơn đau tim cũng nên có mức thấp đường tinh chế để tránh tăng cân và lượng đường trong máu khỏi bị xáo trộn. Tránh xa các món tráng miệng, đồ uống có ga, bánh ngọt và bánh kẹo.
Thay vào đó, bác nên tăng cường hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhằm chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp. Nên ăn nhiều gạo lứt, ngô, các loại đậu, các loại rau củ, rau xanh và trái cây (nho, chuối, táo)…
Bác cũng đừng quên thường xuyên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút và ít nhất là 3 buổi/ tuần nữa. Bác có thể chọn những môn thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, đi bộ. Ban đầu mình tập từ từ và khi đã quen thì có thể tăng cường độ lên. Trong trường hợp không thể tập luôn một lần 30 phút, bác có thể chia đôi, 15 phút tập một lần. Nếu bác muốn tập một môn thể thao nào mạnh hơn thì nên tham khảo ý kiến điều trị cho bác.
Chúc bác sức khỏe.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sau-nhoi-mau-co-tim-nen-an-gi-va-kieng-gi-de-benh-khong-tai-phat-n390263.html)

Tin cùng nội dung

  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY