Sau sinh nhiều người có quan niệm và tập tục kiêng khem quá mức khiến sản phụ và thai nhi thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
sau sinh nhiều người có quan niệm và tập tục kiêng khem quá mức khiến sản phụ và thai nhi thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Vậy sau khi sinh chế độ ăn uống của sản phụ như thế nào để phục hồi sức khỏe, đủ dinh dưỡng cần thiết để đủ sữa nuôi con.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trước hết sản phụ
sau sinh cần ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao... Bên cạnh đó, cần ăn uống đa dạng, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm.
Thực đơn trong ngày cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như:
- Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, sữa chua, sữa đậu nành...
- Chất béo nên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật.
- Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở... Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, kem lạnh...
- Ăn nhiều loại rau có lá xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ phòng chống táo bón rất tốt, ngoài ra chúng còn rất giàu betacaroten.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật lợn, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, vừng, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh…
- Về trái cây, nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.
Sau khi sinh từ 5 - 7 ngày nên ăn những thức ăn mềm như cơm mềm, cháo. Nên ăn món rau luộc ít nước, không nấu canh rau quá kỹ để tránh các vitamin hao hụt. Khi ăn cũng cần nhai kỹ cho dễ tiêu. Thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
Nên uống nhiều nước gồm sữa, nước trái cây, nước sôi để nguội, nước khoáng. Lưu ý, cần hạn chế ăn canh rau vào buổi chiều tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Cần hạn chế loại thực phẩm nào?
Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vì vậy, không kiêng cữ phản khoa học.
Tuy nhiên, do mới sinh cơ thể chưa phục hồi nên sản phụ không nên dùng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, thịt gà (có da), chân giò lợn... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng trong một bữa ăn không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.
Tránh ăn các thức ăn sống, nhiều chất chua (xoài xanh, khế chua, chanh, quýt chua…), hạn chế thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, mướp đắng, dưa hấu, nước dừa vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Không nên ăn những thức ăn cay nóng (hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...) vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ làm trẻ bị nóng.
Bác sĩ Lê Hà