Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Siết chặt quản lý, tránh việc trục lợi từ dịch bệnh Covid-19

TP. Hồ Chí Minh: Năng lực đổi mới sáng tạo là bệ phóng

Đua nhau hủy chuyến

Tình trạng các hãng bán vé sau đó chuyến bay bị hủy với lý do vì dịch bệnh để giảm trách nhiệm với hành khách, thậm chí một số hãng đã từ chối hoàn lại tiền vé cho khách đã gây bức xúc trong dư luận. Theo thống kê từ Cục Hàng không (Bộ Giao thông vận tải), các hãng hàng không Việt Nam đã hủy tổng cộng 74 chuyến bay trong giai đoạn tháng 4, phần lớn vì… ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trước vấn đề này, Cục Hàng không đã có văn bản yêu cầu các hãng hàng không nội địa như: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines, Vasco chỉ được mở bán các chuyến bay đã được cơ quan này cấp phép. Mặt khác, các hãng phải trả lại tiền vé cho khách với các chuyến chưa được cấp phép. Hiện nhà chức trách chưa cấp phép bay dài hạn cho các hãng hàng không do dịch Covid-19. Còn đối với những chuyến bay đã được mở bán vé không theo giấy phép bay đã cấp, các hãng phải hoàn trả tiền vé cho hành khách mà không được thu bất cứ khoản tiền nào. Cục Hàng không cũng giao Phòng Vận tải Hàng không, Thanh tra Hàng không giám sát chặt chẽ hoạt động bán vé, khai thác các chuyến bay của các hãng hàng không để xử lý nghiêm vi phạm.

Mặt khác, một số hãng hàng không giá rẻ, trước sự kêu gọi tẩy chay từ phía cộng đồng, người dân và các đại lý, cũng trong ngày 25/4 đã vội gửi một thư đến các đại lý bán vé. Theo đó, hãng hàng không này mong muốn các đại lý “thông cảm” do những “thiếu sót” ngoài ý muốn. Đồng thời cho biết, kế hoạch khai thác chịu ảnh hưởng vì dịch, lịch bay buộc phải thay đổi, cho nên hãng đã triển khai các chính sách hỗ trợ khách hàng theo những điều kiện linh hoạt: Hỗ trợ chuyển lịch bay hoàn toàn miễn phí; cho phép bảo lưu đến 360 ngày; hỗ trợ hoàn tiền trong vòng 90 ngày…

Theo thông tin từ một số hãng hàng không tại Việt Nam, trước tình trạng dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhiều chuyến bay đang bị các hãng hàng không hủy bỏ. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, các hãng hàng không đang có những hình thức hỗ trợ khác nhau như:  Vietnam Airlines sẽ hoàn toàn bộ tiền vé cho hành khách trong vòng 90 ngày. Nếu không muốn hoàn tiền trong 90 ngày, hành khách có thể chọn hình thức nhận ngay voucher có giá trị tương đương tiền vé đã mua, sử dụng để thanh toán các dịch vụ của hãng như mua vé máy bay, mua hành lý ký gửi và có thời hạn sử dụng 1 năm từ ngày nhận voucher. Vietnam Airlines cũng áp dụng miễn lệ phí đổi hành trình hoặc đổi ngày bay cho hành khách trên nhiều chặng bay nội địa và quốc tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hãng Jetstar Pacific lại cho phép hủy đặt chỗ và hoàn tiền dưới hình thức voucher cho tất cả chuyến bay mới và sẵn có khởi hành từ 15/3 tới 31/5. Voucher có giá trị tương đương số tiền bồi hoàn có giá trị trong vòng 6 tháng từ ngày xuất voucher, sử dụng cho hành trình khởi hành trong vòng 12 tháng kể từ ngày đặt chỗ. Hãng không thực hiện bồi hoàn dưới dạng tiền mặt…

Bảo đảm quyền lợi cho hành khách với các chuyến bay “giá rẻ”

Theo các chuyên gia, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên thế giới cũng có nhiều hãng hàng không cũng phải hủy chuyến và đang đau đầu tính toàn việc xử lý, bồi hoàn cho khách hàng. Như tại Hoa Kỳ, các hãng hàng không nước này đang có hơn 10 tỷ USD tiền vé bị hủy và được bồi hoàn dưới dạng voucher cho khách hàng. Hầu hết hãng hàng không, bao gồm các hãng bay giá rẻ, thực hiện bồi hoàn cho hành khách dưới dạng đổi vé miễn phí hoặc sử dụng tài khoản bảo lưu, voucher có giá trị tương đương tiền vé chuyến bay đã hủy. Chỉ duy nhất có các hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam là không chịu bồi hoàn mà đòi “giam tiền” của khách hàng, chỉ chịu bồi hoàn khi người dân phản ứng và cơ quan chức năng ra văn bản yêu cầu. Đây là hành vi coi thường hành khách của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam.

Hiện nay có tình trạng, các hãng hàng không giá rẻ luôn mở bán từ rất sớm, cách thời gian bay từ vài tuần cho đến vài tháng với những vé giá rất rẻ. Nhưng đến sát ngày bay, thì chuyến bay vì một lý do nào đấy bị hủy, hoặc chậm giờ bay, gây phiền toái cho hành khách. Nhiều người buộc phải di chuyển đúng giờ đã chấp nhận mua giá vé thay đổi, phải bù tiền giá cao hơn, thành ra số tiền này biến “vé giá rẻ” còn đắt hơn cả vé mua của Vietnam Airlines. Khách hàng đang được coi là “thượng đế” nhưng trước tình trạng đổ xô “bán vé giá rẻ”, chiếm lĩnh thị trường khiến phân khúc này đang có dấu hiệu bị thao túng, làm giá. Khi khách hàng chấp nhận mua cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận bị đối xử bất công và “ép” vì những quy định của “vé giá rẻ”. Để bảo đảm quyền lợi cho hành khách, tránh những dư luận mất niềm tin vào việc bán vé giá rẻ của các hãng hàng không, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ những dấu hiệu bất cập như người dân và các đại lý đã phản ánh.

Minh Quân

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/siet-chat-quan-ly-tranh-viec-truc-loi-tu-dich-benh-covid-19-post77948.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY