Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Sifstad: Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Chỉ nên sử dụng các Thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi

Nhà sản xuất

STADA-VN J.V

Thành phần

Pramipexol.

Chỉ định/công dụng    

Điều trị các dấu hiệu/triệu chứng bệnh Parkinson vô căn (đơn trị hoặc kết hợp levodopa), triệu chứng h/c chân không yên vô căn vừa-nặng với liều lượng đến 0.54mg.

Liều dùng/hướng dẫn sử dụng

Người trưởng thành: Bệnh Parkinson: chia đều liều hàng ngày ra 3 lần uống; (1)khởi đầu: 0.264 mg/ngày, nếu không gặp tác dụng phụ không thể chịu được: tăng dần mỗi 5-7 ngày đến 0.54mg-1.1mg-đến khi đạt tác dụng điều trị tối đa, nếu cần tăng liều thêm nữa: cách một tuần tăng thêm 0.54mg đến liều tối đa 3.3 mg/ngày; (2)duy trì: 0.264 mg đến tối đa 3.3 mg/ngày, việc chỉnh liều thêm nữa dựa trên đáp ứng và sự xuất hiện tác dụng không mong muốn hoặc giảm liều tùy thuộc phản ứng của bệnh nhân; (3)ngừng điều trị: giảm theo tốc độ 0.54mg/ngày đến khi liều hàng ngày đạt 0.54mg, sau đó giảm xuống 0.264 mg/ngày. Bệnh nhân suy thận: chỉnh liều theo ClCr. Hội chứng chân không yên: khởi đầu 0.088 mg/1 lần/ngày, dùng 2-3 giờ trước khi đi ngủ; nếu cần giảm triệu chứng thêm nữa: tăng liều mỗi 4-7 ngày đến 0.18mg-0.35mg-đến tối đa 0.54 mg/ngày; đánh giá đáp ứng sau 3 tháng và cân nhắc việc tiếp tục dùng Thuốc hay không.

Cách dùng

Uống với nước, cùng hoặc không cùng thức ăn.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thành phần Thuốc.

Thận Trọng

Bệnh nhân bệnh tim mạch nặng, có rối loạn tâm thần (chỉ điều trị nếu lợi ích cao hơn nguy cơ), bệnh Parkinson (nếu xảy ra rối loạn vận động khi bắt đầu chỉnh liều: giảm liều; biểu hiện hưng cảm và mê sảng tiến triển, hoặc buồn ngủ và/hoặc ngủ gật, hoặc tiến triển rối loạn kiểm soát xung lực: giảm liều/ngưng Thuốc từ từ). Phụ nữ có thai: chỉ dùng nếu lợi ích cao hơn nguy cơ, cho con bú: không nên dùng (nếu bắt buộc phải dùng Thuốc, nên ngừng cho con bú). Kiểm tra mắt khi có bất thường thị lực. Khi sử dụng cùng Thuốc an thần, rượu/alcohol. H/c an thần kinh ác tính được ghi nhận khi ngừng đột ngột liệu pháp. Lái xe, vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Rất thường gặp: chóng mặt, rối loạn vận động, buồn ngủ; buồn nôn.

Thường gặp: mơ bất thường, biểu hiện hành vi của rối loạn kiểm soát xung lực và xung lực cưỡng bức, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ; nhức đầu; suy giảm thị lực, song thị, nhìn mờ; hạ HA; táo bón, nôn; mệt mỏi, phù ngoại biên; giảm cân, giảm cảm giác ngon miệng.

Tương tác

Amantadin. Cimetidin. Thuốc được bài tiết bởi hệ thống vận chuyển cation ở thận (như cimetidin, ranitidin, diltiazem, triamteren, verapamil, quinidin, quinin): làm giảm độ thanh thải của pramipexol. Chất đối kháng dopamin (như Thuốc an thần, metoclopramid): có thể làm giảm hiệu quả của pramipexol. Thuốc chống loạn thần: tác động đối kháng có thể xảy ra.

Phân loại (US)/thai kỳ

Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai ch*t hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các Thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Trình bày/đóng gói

Sifstad 0.18mg; Viên nén 0.18 mg; 3 × 10's.

Sifstad 0.7mg; Viên nén 0.7 mg; 3 × 10's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/s/sifstad-thuoc-dieu-tri-benh-parkinson/)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY