Những phát hiện trên, vốn thu được từ nghiên cứu đối với một nhóm phụ nữ phần lan phần lớn chào đời trước quá trình công nghiệp hóa (1960), mang tính tương quan nên chúng không thể chứng minh các con trai thực sự rút ngắn tuổi thọ của người mẹ so với các con gái. ngoài ra, do tác động này là khác nhau trên toàn thế giới nên các yếu tố xã hội, chứ không phải những ảnh hưởng sinh học nội tại, có thể mới là thủ phạm của hiện tượng này.
Trong vài thế kỷ trước, ở phần lan, phụ nữ đẻ nhiều con trai có xu hướng sống đoản thọ hơn sau lần sinh nở cuối cùng so với những người đẻ nhiều con gái. ảnh minh họa: shutterstock. |
Tuy nhiên, nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí biology letters hé lộ, các khác biệt về văn hóa trong cách thức nuôi dạy con trai và con gái trong lịch sử có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của người phụ nữ.
Quá trình nuôi dưỡng hao tổn sức lực
Việc mang thai và cho con bú đều đòi hỏi người mẹ phải hy sinh thêm chất dinh dưỡng và calo. Nhu cầu năng lượng tăng thêm này có thể để lại hậu quả ở những người phụ nữ sinh nhiều con hơn và rút ngắn cuộc sống của họ, ngay cả khi họ có khởi đầu khỏe mạnh hơn những phụ nữ khác, theo Grazyna Jasienska – một nhà nhân chủng học sinh học thuộc Đại học Jagiellonian (Ba Lan) không tham gia cuộc nghiên cứu.
Và vì tính trung bình, con trai được sinh ra nặng hơn chút ít so với con gái nên các nhà nghiên cứu giả thiết rằng chúng có thể đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn, khiến người mẹ hao tổn sức lực hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khắp thế giới lại cho thấy những ảnh hưởng mâu thuẫn. chẳng hạn như ở trung quốc, đàn ông dường như mang tới lợi thế về tuổi thọ cho người mẹ. trong khi đó, ở phần lan, khi nghiên cứu hồ sơ giáo xứ nhà thờ của hơn 11.000 phụ nữ, và con cái của họ trong 3 thế kỷ qua (phần lớn phụ nữ chào đời trước năm 1960), nhà sinh thái học tiến hóa thuộc đại học turku và các cộng sự nhận thấy, càng sinh nhiều con trai, người phụ nữ càng sống đoản thọ hơn sau lần đẻ cuối cùng. tác động này không thay đổi dù người phụ nữ giàu có hay nghèo khổ.
Ảnh hưởng văn hóa
Chuyên gia jasienska nhận định, nguyên nhân của việc người mẹ giảm tuổi thọ như trên không nhất thiết liên quan đến sự hao tổn thêm năng lượng khi mang thai và nuôi dưỡng con trai. thay vào đó, nó có thể phản ánh các chuẩn mực xã hội hiện hành vào thời điểm đó.
“Như chúng ta biết, con gái trong nhiều xã hội truyền thống giúp đỡ mẹ được nhiều hơn con trai. Chúng có thể hỗ trợ việc chăm sóc trẻ cũng như giúp làm nhiều việc khác”, chuyên gia Jasienska nói thêm.
Đồng tác giả nghiên cứu helle cũng viết thêm rằng, vì công trình nghiên cứu của ông và các cộng sự chỉ tìm hiểu về một xã hội gần như tiền công nghiệp, nơi thức ăn khan hiếm hơn bây giờ và phụ nữ từng không có biện pháp kế hoạch hóa gia đình nên những ảnh hưởng trên có thể không còn tồn tại trong ngày nay.
Tuy nhiên, ông cho rằng, các khác biệt xã hội khác có thể vẫn khiến con trai và con gái ảnh hưởng tới tuổi thọ của người mẹ một cách khác nhau.
Theo Tuấn Anh/Vietnamnet
Link bài gốc Lấy link
https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/sinh-nhieu-con-trai-lam-giam-tuoi-tho-nguoi-me-110649.htmlTheo Tuấn Anh/Vietnamnet