Cụ thể, chỉ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, đơn vị này đã tiếp nhận điều trị cho gần 30 ca bệnh. 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... 50% đến từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhiều bệnh nhân đến nhập viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng... điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.
Bệnh nhi bị áp-xe tuyến mang tai do vi khuẩn burkhoderia pseudomalei đang điều trị tại trung tâm nhi bệnh viện trung ương huế.
Theo bsckii hoàng thị lan hương - pgđ bệnh viện trung ương huế, bệnh whitmore còn gọi là bệnh melioidosis do trực khuẩn gram âm burkhoderia pseudomallei gây ra. vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa, và các vùng nước tù đọng trong khu vực. vi khuẩn lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.
Tại bệnh viện trung ương huế, từ năm 2014 đến năm 2019 chỉ ghi nhận có khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán whitmore. từ tháng 1 đến tháng 9/2020 có 11 bệnh nhân. tuy nhiên từ tháng 10/2020 đến nay có 28 bệnh nhân.
Sự tăng đột biến số lượng ca bệnh trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 tại việt nam là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì số lượng ca bệnh whitmore có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm và đặc biệt tăng cao sau lũ lụt do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn burkhoderia pseudomallei.
Bệnh nhân whitmore đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện trung ương huế.
Hiện nay, việc điều trị bệnh whitmore là rất khó khăn do vi khuẩn b. pseudomallei kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh. những vùng có bệnh whitmore lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như aids, ung thư, những bệnh nhân hóa trị...) nên tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực trang trại.
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, BSCKII Hoàng Thị Lan Hương đưa ra lời khuyên người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
Khi có vết thương hở, vết loét... cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.
"bệnh whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu. những trường hợp Tu vong thường do bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.
Sau bão lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra gây ô nhiễm môi trường, người dân phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý truyền nhiễm tiềm ẩn. Vì vậy, việc xử lý môi trường ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước sạch... và chăm sóc sức khỏe người dân sau lũ lụt là hết sức quan trọng và cấp thiết", BSCKII Hoàng Thị Lan Hương cho hay.
Được biết trước tình trạng bệnh nhân mắc bệnh whitmore nhập viện tại bệnh viện tăng đột biến trong mùa mưa lũ, bệnh viện trung ương huế đã tổ chức tập huấn nâng cao cảnh giác về bệnh cho các bác sĩ tại bệnh viện. trong thời gian đến bệnh viện sẽ kết hợp với viện vi sinh vật và công nghệ sinh học đại học quốc gia hà nội sàng lọc để phát hiện các ca bệnh nghi ngờ bằng kỹ thuật elisa, hy vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị sớm và có kết quả khả quan hơn.
Lê Chung
Chủ đề liên quan:
bệnh viện trung ương bệnh viện trung ương huế bệnh whitmore ca bệnh chi phí điều trị huyện Phú Lộc khoa hồi sức mưa lũ mùa mưa mùa mưa lũ nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn tăng cao thừa thiên huế tỉnh nam định tỉnh thừa thiên – huế trong mùa whitmore