Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sơ cứu khi trật mắt cá chân

Trật mắt cá chân hay còn được gọi là xoắn mắt cá chân hoặc cuộn mắt cá chân là một chấn thương thường gặp khi xảy ra bong gân trên một hoặc nhiều dây chằng của mắt cá chân. Bệnh gây đau sưng và kéo dài nếu không biết cách sơ cứu đúng.

Trật mắt cá chân là gì?

Trật mắt cá chân là một tình trạng tổn thương, đứt (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) các sợi của dây chằng nối các xương ở khớp lại với nhau. đây là một tổn thương thường gây ra ra do T*i n*n, đặc biệt phổ biến ở các hoạt động thể thao, đi, chạy, nhảy của con người. tổn thương dây chằng cấp tính thường sẽ dẫn đến các triệu chứng sưng, đau ở vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, kèm theo hạn chế hoạt động của khớp do đau hoặc do đứt dây chằng, ảnh hưởng đến sự cân bằng và vững chắc của khớp. đau càng nhiều, sưng càng nhiều thì thường có thể dự đoán tổn thương bên trong càng nhiều.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sơ cứu đúng cách, kịp thời, có thể thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như giảm các triệu chứng của trật mắt cá chân.

Cách sơ cứu

Nghỉ ngơi: Cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi, trong 48 giờ đầu, không nên đè lực lên chân này, vì vậy bạn có thể cần nạng để đi lại xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các phần khác của cơ thể không bị ảnh hưởng một cách bình thường.

Chườm đá tích cực: Dùng dụng cụ chườm lạnh chuyên nghiệp hoặc dùng đá cục – bọc quanh bởi lớp khăn, chườm trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, 15 – 20 phút một lần, 4 – 8 lần một ngày, đặc biệt trong 48 giờ đầu hoặc cho tới khi giảm sưng đáng kể. Nên tránh không chườm đá quá lâu vì khi quá lạnh, lại có thể gây thêm tổn thương mô mềm.

Quấn băng: Quấn băng thun xung quanh khớp bị đau

Nâng chân cao lên: Bất kỳ khi nào có thể, đưa chân bị đau lên cao hơn tim – nếu ngồi thì gác chân lên, nằm ngủ thì đặt chân lên vài cái gối đặt ở cuối giường, điều này sẽ giúp giảm sưng. Trong thời gian chờ tự phục hồi, bạn có thể uống Thu*c giảm đau khi cần (paracetamil hoặc ibuprofen). Nếu sau 2-3 ngày không thấy đỡ nên đi khám bác sĩ.

Nếu bạn tham gia các môn thể thao thường xuyên và bị trật mắt cá chân, bạn nên đi khám vật lý trị liệu hoặc các nhân viên y tế chuyên về lĩnh vực thể thao để có các bài tập phục hồi sức cơ, và độ vững chắc của khớp, giúp cải thiện hồi phục, và giảm nguy cơ cho tổn thương lặp lại trong tương lai.

Các dấu hiệu nên đi khám bác sĩ ngay

Nên đi khám bác sĩ NGAY nếu: Chân bị đau không thể chịu lực: bạn không đứng được hoặc có cảm giác khớp không vững hoặc không sử dụng khớp được nữa, có thể có gãy xương hoặc dây chằng bị đứt hoàn toàn. Nếu da vùng khớp bị nề đỏ, đau hoặc có vạch đỏ chạy dọc các mạch máu – dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu khớp bị trật tái đi tái lại.

BS Văn Bàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-so-cuu-khi-trat-mat-ca-chan-n175726.html)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY