Khi giác mạc bị trầy xước, nạn nhân cảm thấy như có cát trong mắt, nước mắt chảy, nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm hoặc đỏ quanh mắt, đau nhức nhiều ở mắt, sợ ánh sáng. Khám giác mạc có thể phát hiện dị vật.
Sau khi bị xước giác mạc, cần nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối S*nh l* đổ đầy cốc hoặc một chiếc ly sạch, nhỏ. Đặt rìa mép cốc tì vào xương nền hốc mắt. Sau đó chớp chớp mắt nhiều lần vào nước để dị vật trôi ra theo làn nước.
Thực hiện chớp mắt nhiều lần trong làn nước và cả bên ngoài. Động tác này có thể loại bỏ những hạt bụi hoặc cát nhỏ. Hoặc có thể kéo mi mắt trên qua mi mắt dưới. Lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi dị vật nằm ở bề mặt trong của mi mắt trên.
Tuyệt đối tránh dụi mắt sau khi bị thương. Tránh đụng chạm hoặc ấn vào mắt có thể làm xước giác mạc nặng thêm.Trong một số trường hợp xước giác mạc bị nhiễm trùng và gây ra loét giác mạc rất nghiêm trọng nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
Vì giác mạc rất mỏng, nhạy cảm, nên khi bị xước, giác mạc có thể gây đau, xót khó chịu. Nếu giác mạc bị trầy xước, có thể cảm thấy như có cát trong mắt, nước mắt chảy, nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm hoặc đỏ quanh mắt. Khi đó, tốt nhất là nên đi khám giác mạc có thể phát hiện dị vật. Nếu nghi ngờ có trầy xước giác mạc cần tra Thu*c nhuộm huỳnh quang vô khuẩn vào túi kết mạc để phát hiện giác mạc bị xước nếu bắt màu lục thẫm hơn phần giác mạc xung quanh.
Viêm loét thường xảy ra sau khi mắt có những chấn thương nhẹ như bụi lọt vào mắt, bệnh nhân đưa tay dụi mắt làm giác mạc trầy xước. Những vết thương này rất nhỏ nên mọi người thường không quan tâm. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh (vi trùng, nấm...) sẽ có cơ hội xâm nhập vào vết thương và gây viêm loét giác mạc.
Xước giác mạc có thể chỉ sau một ngày sẽ tự lành và không để lại bất kỳ một vết tích gì. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị xước nhẹ giác mạc nhưng gây hậu quả rất nặng nề, thậm chí và mắt mờ vĩnh viễn. Do đó, tất cả những bệnh nhân nào xước giác mạc đều bắt buộc phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và phải theo dõi điều trị đến khi mắt hoàn toàn lành hẳn.