Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Sơ cứu người bị T*i n*n do pháo nổ

Bạn đọc Tuyết Nga (Đồng Nai) hỏi: Đốt pháo dù bị cấm nhưng một số vùng quê, có người vẫn lén lút đốt, đôi khi dẫn đến T*i n*n. Nhà đông cháu trai nên tôi rất lo. Nghe nói các loại hóa chất gây ra nổ trong pháo rất độc nếu nhiễm vào máu qua chỗ bỏng. Nếu chẳng may bị T*i n*n này, cách xử trí ban đầu ra sao để tính mạng bớt an nguy ?

BS CKI Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, trả lời: T*i n*n do pháo nổ là một trong số các T*i n*n thường gặp trong dịp Tết nguyên đán. Thống kê của ngành y tế, chỉ riêng trong 6 ngày Tết nguyên đán 2019 có 287 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, trong đó có 1 trường hợp Tu vong.

Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM cũng thường tiếp nhận cấp cứu trường hợp tổn thương do nghịch pháo. T*i n*n do pháo nổ rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây ra các vết thương ở tất cả các vị trí trên cơ thể, pháo còn gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng lớn. Ngoài ra, trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh… nên người đốt dễ bị các tổn thương ở đầu, mặt, cổ, mắt, tay...

Nếu chẳng may người nhà bị T*i n*n do pháo nổ, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu sau đây: Đối với chấn thương ở mắt, nếu nạn nhân bị bỏng vùng mắt hoặc dị vật vào mắt khi đốt pháo, nên rửa mắt bằng dòng nước sạch liên tục trong ít nhất 10 phút, chớp mắt để loại dị vật ra, không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt. Sau đó, băng mắt lại bằng gạc sạch.

Nếu bị chảy máu mắt, phải nhanh chóng băng mắt bằng gạc sạch. Trường hợp nạn nhân bị vết thương mạch máu cần băng ép cầm máu ngay. Nếu bị gãy xương, dập nát bàn tay, cần cố định xương gãy và băng vết thương cẩn thận. Nếu bị bỏng da, làm mát vùng bỏng bằng cách tưới nước sạch liên tục trên 10 phút. Ngay sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nguyễn Thạnh ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/so-cuu-nguoi-bi-tai-nan-do-phao-no-20200113212514741.htm)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY