Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Sơn chi tử chữa bệnh tiết niệu

Sơn chi tử là tên Thu*c trong y học cổ truyền lấy từ hạt của quả dành dành núi

Dành dành chín, thu hái về ngắt bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm quả vào nước sôi hoặc đem đồ khoảng 20 phút rồi bóc vỏ lấy nhân. Nhân có thể để sống có tác dụng thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tả hỏa hoặc sao đen để cầm máu. Dược liệu có vị đắng có tác dụng  giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa đái ít, đái buốt, đái rắt: sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sơn chi tử.

Chữa tinh hoàn sưng đau: sơn chi tử (sao đen) 30g, tiểu hồi (sao với muối) 30g, hạt quýt (sao với giấm) 30g, hạt vải 30g, ích trí nhân 20g, hạt cau rừng 15g, thanh bì (sao với dầu vừng) 18g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống với 6g với rượu vào lúc đói. Nếu không uống được ruợu, lấy10 sợi cỏ tím sắc với nước, thêm ít muối rang làm thang mà uống.

Chữa cảm lạnh, buồn nôn: sơn chi tử (sao) 10g, trần bì 10g, tinh tre 10g, gừng sống 5g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng làm 2 lần trong ngày.

Chữa và làm mờ sẹo: sơn chi tử và hạt bạch tật lê mỗi vị lượng bằng nhau tán nhỏ hòa với giấm. Lấy bông sạch thấm Thu*c, bôi vào ban đêm, sáng hôm sau rửa mặt, làm liên tục vài ngày.

Chữa ho ra máu, thổ huyết: sơn chi tử (sao), hoa hoè (sao), sắn dây mỗi vị 20g. Sắc nước hòa thêm ít muối rồi uống

Chữa nhiệt miệng: sơn chi tử 12g, nhân trần 16g, đại hoàng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

DS. Nguyễn Thị Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/son-chi-tu-chua-benh-tiet-nieu-n140258.html)
Từ khóa: tiết niệu

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Sơn chi tử là vị Thu*c từ quả dành dành núi (Gardenia stenophylla Merr.) thuộc họ cà phê (Rubiaceac), tên khác là thủy hoàng chi, thường mọc ở ven bờ suối hoặc chân đồi giáp với ruộng nước.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY