Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sống khỏe Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người hen suyễn

(MangYTe) - Hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh hen chiếm khoảng 4 - 5% dân số, số lượng người bệnh là trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Theo một số nghiên cứu, tần suất hen ở trẻ 13 - 14 tuổi tại nước ta là 14, 8%, đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

Nguy hiểm vì tự ý ngưng Thu*c

Không sử dụng Thu*c theo toa của bác sĩ, sử dụng Thu*c cắt cơn thường xuyên mà không dùng Thu*c dự phòng, tự ý ngưng Thu*c, không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn. Những sai lầm này có thể khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp, khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu.

Kiểm tra y tế cho bệnh nhân tại xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Chiến Công

Em N.V.B., 14 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp vừa phải đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ho nhiều, khó thở và khò khè. Tại phòng khám Hen - COPD Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, các bác sĩ cho biết em B bị hen phế quản cấp. Cách đây 1 năm, em được chẩn đoán mắc hen suyễn và điều trị tại địa phương.

Hơn 2 tháng nay, thấy sức khỏe của em ổn, bố mẹ cho em ngưng dùng Thu*c kê theo toa mỗi ngày của bác sĩ vì sợ dùng nhiều sẽ bị tác dụng phụ. Sau 2 tuần ngưng Thu*c, em bị khó thở hơn, cơ thể mệt mỏi phải xin nghỉ học. Gia đình em thấy vậy liền lấy Thu*c dự phòng cho em dùng nhưng triệu chứng không giảm. Sau đó, em ho nhiều và khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu.

Ngay sau khi nhập viện, em được cho thở oxy, phun khí dung Thu*c giãn đường thở, tiêm Thu*c corticoid. Sau cấp cứu, em phải nằm viện thêm 3 ngày để điều trị và theo dõi sức khỏe. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến tình trạng của em diễn tiến xấu hơn là do em tự ý ngưng Thu*c, đến khi triệu chứng trở nặng lại chỉ uống Thu*c dự phòng mà không biết cách sử dụng Thu*c cắt cơn hen đúng lúc.

Mới đây, phòng khám Hen - COPD bệnh viện nói trên tiếp nhận điều trị cho người bệnh N.T.C.V., 56 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Bà V. được chẩn đoán mắc hen phế quản kèm theo viêm mũi dị ứng và chàm nhiều năm nay.

Từ khi được chẩn đoán, bà dùng Thu*c thường xuyên và tái khám định kỳ nên tình trạng hen được kiểm soát tương đối tốt qua các lần thăm khám. Với cơ địa dị ứng, bà được bác sĩ khuyên không ăn các loại thức ăn mà bà đã biết bị dị ứng như tôm, một số loại cá nước mặn và mực.

Tuy nhiên trong một lần ăn uống gần đây, bà thấy sức khỏe của mình ổn nên đã thử ăn món rau trộn cá ngừ (một loại cá nước mặn). Sau khi ăn vài giờ, bà lên cơn khó thở nặng và phải đi khám. Tại bệnh viện, người bệnh được nhanh chóng cho thở oxy, phun khí dung giãn phế quản, sử dụng các Thu*c cấp cứu khác và theo dõi tình trạng sức khỏe. Do đi khám kịp thời nên người bệnh được xử lý cấp cứu nhanh chóng, hiệu quả. Sau 6 giờ theo dõi, người bệnh khỏe hoàn toàn, được xuất viện để điều trị ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 ngày.

Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Theo TS BS. Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra.

Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay Tu vong có xảy ra hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà của người bệnh. Có thể nói, việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh.

TS BS. Nguyễn Như Vinh khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh hen, nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở thì cần nhận biết đây là các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp. Khi đó cần dùng Thu*c cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng, nên lặp lại Thu*c cắt cơn mỗi 15 - 20 phút nếu triệu chứng chưa giảm.

Khi đã dùng Thu*c cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1 - 2 lần cắt cơn đầu tiên) thì phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trên đường di chuyển nên tiếp tục sử dụng Thu*c cắt cơn mỗi 15 - 20 phút cho đến khi triệu chứng giảm đáng kể hoặc khi đến được cơ sở y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/song-khoe-cham-soc-suc-khoe-tai-nha-cho-nguoi-hen-suyen-383693.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY