Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Sốt xuất huyết: Biểu hiện nhẹ, hậu quả lớn

Mặc dù chưa đến cao điểm dịch bệnh, cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp sốt xuất huyết. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bệnh có thể gây Tu vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sốt xuất huyết - dễ thành dịch

Theo PGS.TS. BSNguyễn Tiến Dũng (Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai): sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người nhiễm virus sau đó truyền sang người lành qua vết đốt. Bệnh thường gây ra dịch lớn làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây Tu vong nhất là với trẻ em.

Ảnh minh họa

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình trong tháng cao. Do đó, ở miền Nam và miền Trung, sốt xuất huyết thường xuất hiện quanh năm, còn ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Bệnh phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Có thể mất mạng nếu chủ quan

Theo BS Dũng, người bị sốt xuất huyết đang khỏe mạnh sẽ đột ngột phát sốt, diễn biến sốt nhanh, lên tới 39-40 độ C, có thể kèm theo phát ban, xuất huyết toàn thân hoặc chỉ ở tay, chân. Bệnh nhân còn có các biểu hiện như đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau hóc mắt, đau mỏi cơ xương khớp, tiêu chảy…

Ở thể nhẹ, bệnh diễn biến tự nhiên khoảng một tuần sẽ tự hết, không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ Dũng cảnh báo, bệnh có thể diễn biến thành hai tình trạng nặng.

“Nếu bị chảy máu nội tạng một cách ồ ạt, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tụt huyết áp, mất máu. Thậm chí, nếu chảy máu ở những nơi quan trọng như não, tim, bệnh nhanh sẽ bị sốc, hôn mê rất nhanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị nặng có thể bị sốc trụy tim mạch với các biểu hiện như mạch nhanh, đổ mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, người bồn chồn lo lắng, tụt huyết áp. Ở giai đoàn này bệnh nhân không bị chảy máu bên ngoài nên rất khó phát hiện, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây Tu vong”, ông Dũng cho biết.

Vẫn theo vị chuyên gia này, tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng diễn biến bệnh ở người lớn rất khác ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết, tức là ở trẻ em thường có các triệu chứng như: mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt… Còn người lớn thì ngược lại, xuất huyết nhiều hơn sốc và có biểu biện như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu…

Người lớn mắc sốt xuất huyết có nguy cơ Tu vong cao hơn trẻ em do chảy máu nhiều, xuất huyết não, suy đa tạng (suy gan, suy thận, trụy tim mạch). Ở nữ giới, khi mắc bệnh lâu ngày sẽ bị xuất huyết *m đ*o không trùng với chu kỳ kinh nguyệt và điều đó khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa.

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng tràn dịch màng phổi, rối loạn nguyên tố đông máu như chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa... Nhiều ca sốt xuất huyết dẫn tới những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng và có thể để lại những hậu quả nặng nề sau này hoặc dẫn đến nguy cơ Tu vong cao.

Cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Bàn về vấn đề này, BS Dũng cho hay, người bị sốt xuất huyết nếu ở trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dung dịch oresol cũng như nước trái cây. Bệnh nhân cũng cần được ăn các món có nước và mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

Khi sốt cao, cần hạ sốt với Paracetamol và lau mát. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa đến bệnh viện ngay.

BS Dũng cũng khuyến cáo, ngoài Paracetamol, tuyệt đối không cho bệnh nhân uống các loại Thu*c khác hoặc cạo gió theo phương pháp dân gian gây biến chứng khó lường.

Diệt muỗi - giải pháp trị bệnh hiệu quả nhất

Hiện nay, chưa có vaccine đặc đặc hiệu chữa bệnh này, thế nên, việc duy nhất có thể làm để bảo vệ gia đình là diệt muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Bởi muỗi có thể phát triển từ chính những vật dụng sinh hoạt có trong chính gia đình, đặc biệt ở những nơi ẩm thấp, nhiều nước đọng, thế nên, người dân cần đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, tránh lây lan thành dịch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cá thả vào các bể chứa nước lớn để diệt bọ gậy, loăng quăng, thau rửa thường xuyên những nơi chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước.

Đặc biệt, muỗi có thể sản sinh tại những nơi ít ngờ nhất như thùng chứa nước sau tủ lạnh, bình cắm hoa, chậu cảnh nên hàng tuần, bạn cần loại bỏ nước tại các điểm này, ngăn không cho muỗi đẻ trứng.

“Ngoài những biện pháp trên, một điều rất quan trọng là cần ngủ màn để phòng muỗi đốt. Bạn có thể phun hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên, cần chọn những hóa chất đảm bảo cho sức khỏe”, BS Dũng cho biết thêm.

Theo Hà Lê - Sức khỏe gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sot-xuat-huyet-bieu-hien-nhe-hau-qua-lon-n248492.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY