Bạn nên biết hôm nay

Sốt xuất huyết có gây tiểu buốt và tiêu chảy?

Em bị sốt xuất huyết, đang điều trị ngoại trú theo đơn nhưng em thấy đi đái buốt, tiêu chảy. Xin hỏi biểu hiện trên có nguy hiểm không? cần điều trị thế nào?
Nguyễn Thị Thủy (thuynguyen@gmail.com)

Theo thư mô tả diễn biến bệnh của bạn đang nặng thêm và có thể sẽ gặp biến chứng nếu không được theo dõi và điều trị đúng. Bạn cần theo dõi sát các triệu chứng và đến khám xét nghiệm máu lại nếu tiểu cầu giảm thấp cần truyền ngay. Bình thường chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết c">sốt xuất huyết có 3 đặc điểm: sốt đột ngột bất thình lình; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn. Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, dùng Thu*c hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một vài tiếng lại tăng lên. Vì sốt cao nên người bệnh mất nước nếu không uống bổ sung đủ sẽ gây rối loạn điện giải dẫn đến rối loạn đông máu giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau sốt một vài ngày như xuất huyết dưới da (chấm xuất huyết), xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết tiêu hóa gây nôn máu, đại tiện ra máu; ở nữ giới thì có thể xuất huyết *m đ*o (kinh nguyệt trước kỳ). Có thể đái máu vi thể hoặc đại thể (nước tiểu có màu đỏ mắt thường cũng nhìn thấy và có cảm giác buốt). Nếu tiêu chảy cần đề phòng chức năng gan suy giảm do tác dụng phụ của Thu*c hạ sốt. Bệnh nhẹ thì từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sẽ giảm và hết sốt, toàn trạng  phục hồi dần. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết, rất nguy hiểm với các biểu hiện: người lạnh toát, nôn máu, tiêu chảy, đái máu,... Trường hợp của bạn có tiểu buốt và tiêu chảy cần cảnh giác với các biến chứng này. Bạn nên tái khám, cần thiết phải nhập viện để điều trị.

BS. Hoàng Văn Thái

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/sot-xuat-huyet-co-gay-tieu-buot-va-tieu-chay-n145824.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY