Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sốt xuất huyết Dengue ngày 6 có dấu hiệu cảnh báo sớm

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp Tu vong do sốt xuất huyết vào ngày 28/7. Đây là trường hợp Tu vong thứ 2 do sốt xuất huyết tại tỉnh từ đầu năm đến nay.

Bệnh nhân là Hoàng Đình B, sinh năm 1994, ở thôn 2, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Ngày 19/7, bệnh nhân bị sốt cao kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, buồn nôn.

Ngày 22/7, Hoàng Đình B được người nhà đưa đến điều trị tại cơ sở y tế tư nhân nhưng bệnh không đỡ. Ngày 26/7, bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán Dengue ngày 6 có dấu hiệu cảnh báo.

Chiều 26/7, bệnh nhân kích thích vật vã, mạch quay không bắt được, tay chân lạnh, vã mồ hôi toàn thân, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân Dengue, tăng đường máu, mập phì và chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp tục điều trị.

Tại đây, bệnh diễn tiến ngày càng nặng. Trưa 28/7, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà, chẩn đoán bệnh lúc xuất viện là sốt xuất huyết Dengue nặng ngày 9 - suy đa tạng. Đến 18 giờ cùng ngày, bệnh nhân Tu vong tại nhà.

Theo Bác sĩ Phạm Văn Lào -Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết, trường hợp của bệnh nhân Hoàng Đình B được chẩn đoán sốt xuất huyết tại cơ sở khám tư nhân từ ngày 22/7. Tuy nhiên, bệnh nhân tự điều trị tại nhà đến ngày 26/7 mới được đưa đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên và được chẩn đoán sốt huyết Dengue ngày thứ 6, có dấu hiệu cảnh báo. Sau đó, bệnh nhân diễn biến nặng và Tu vong vào ngày 28/7.

Theo Bác sĩ Phạm Văn Lào khuyến cáo, người dân khi phát hiện nghi sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và phân loại điều trị kịp thời. Đặc biệt, các trường hợp có cơ địa béo phì, mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai… cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, không được chủ quan để tránh hậu quả đáng tiếc.

Trước đó, địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận ca Tu vong đầu tiên vào ngày 25/7 với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng tổn thương đa cơ quan ngày 7. Từ đầu năm đến ngày 30/7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 7.776 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp Tu vong.

Bệnh xuất hiện tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột (3.013 ca) và các huyện Buôn Đôn (931 ca), Krông Năng (907 ca), Cư M’gar (591 ca), Krông Ana (380 ca).

Bộ Y tế cảnh báo số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao

Bộ Y tế đã có chỉ thị đề nghị các địa phương chủ động tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.

Số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, hơn 10 trường hợp đã Tu vong. Theo Bộ Y tế, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu bước vào những tháng cao điểm mùa dịch. Muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất lợi, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và nhiều đợt mưa lớn.

Dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc bệnh sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng nếu các biện pháp phòng chống dịch không được triển khai quyết liệt. Từ nay đến cuối năm, cơ quan quản lý sẽ tổ chức 3 chiến dịch lớn diệt loăng quăng (bọ gậy), tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực nguy cơ cao và những địa điểm tập trung đông người như: chợ, trường học, bến xe, bến tàu, bệnh viện.

Trần Lực

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dak-lak-them-mot-benh-nhan-tu-vong-do-sot-xuat-huyet--n161305.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY