Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Song song với việc uống Thu*c, các bác sĩ đề nghị người mắc bệnh sốt xuất huyết phải có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để sớm khỏi bệnh, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra do muỗi đốt. Bệnh nhân được chẩn đoán bị sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng với việc điều trị bằng các loại Thu*c, các bác sĩ đề nghị bệnh nhân sốt xuất huyết cần theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phục hồi nhanh chóng.

"Bị sốt xuất huyết nên ăn gì" là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà

Do đó, "Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?" là băn khoăn của cả bệnh nhân và người nhà bởi bệnh vẫn chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu. Điều cần làm ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ là tăng cường thể lực, sức đề kháng bằng chế độ ăn hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm khuyên dùng cho người bị bệnh sốt xuất huyết.

Bổ sung nhiều nước

Chất lỏng là điều đầu tiên cần thiết trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết, nước phải được bổ sung một cách tối đa. Ngoài nước, người bệnh cần dùng thêm các loại nước giàu dinh dưỡng như nước mía, nước dừa, nước chanh, nước cam tươi và các loại nước ép trái cây khác nhau. Cung cấp nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các độc tố để bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng phục hồi.

Chế độ ăn uống giàu protein

Các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác giúp bệnh nhân sốt xuất huyết chống lại các virus sốt xuất huyết. Protein cần được đưa vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm sốt một cách từ từ và cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đã bị mất khi bị bệnh.

Chế độ ăn uống giàu đạm, bổ sung nhiều nước giúp người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục sức khỏe

Bài Thu*c dân gian từ đu đủ

Các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là loại Thu*c tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.

Ăn chay

Sau nước, thực phẩm quan trọng nhất trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết là tất cả các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh. Trong quá trình chế biến món ăn, người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý không nấu quá chín để tránh bị mất chất dinh dưỡng.

Không ăn thực phẩm nhiều gia vị và dầu

Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm. Không chỉ vậy, chúng còn khiến người bệnh bị khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.

Trà gừng

Cuối cùng, một trong những loại thực phẩm có hiệu quả cho bệnh nhân sốt xuất huyết là trà thảo dược. Trong số này, trà gừng là hiệu quả nhất do các đặc tính chữa bệnh khác nhau của nó như chống viêm, giảm đau...

Trà gừng là một trong những thức uống chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất

Cháo

Khi người bệnh đang cố gắng chống chọi với virus sốt xuất huyết, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật. Trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu… nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.

Theo Minh Thùy - Chất lượng Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sot-xuat-huyet-nen-an-gi-n220214.html)

Tin cùng nội dung

  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY