Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào cuối tháng 6

TS. BS. Nguyễn Kim Thư – Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – cho biết đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6.

Trao đổi với pv viettimes, bs. thư cho rằng đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 và dịch sẽ bùng phát cao nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9.

Không có nguy cơ dịch chồng dịch

Theo bs. thư, sốt xuất huyết và bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus sars-cov-2 (covid-19) lây truyền theo 2 con đường khác nhau. dịch covid-19 chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp còn sốt xuất huyết dengue lây truyền qua đường muỗi đốt.

Đến nay, dịch COVID-19 đã được khống chế khá tốt nên sẽ không có nguy cơ dịch chồng dịch.

Hiện, chưa có vaccine để phòng, chống sốt xuất huyết dengue. tuy nhiên, do bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt nên người dân hoàn oàn có thể phòng, chống bệnh thông qua việc giảm số lượng muỗi, khơi thông cống rãnh,…

TS. BS. Nguyễn Kim Thư thông tin về sốt xuất huyết. Ảnh: Minh Thúy

Chu kỳ của sốt xuất huyết dengue là từ 2-4 năm thì có 1 đợt dịch bệnh. tại việt nam, đặc biệt là ở hà nội trong năm 2019 đã ghi nhận một số lượng lớn bệnh nhân mắc sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm mưa nhiều – tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển.

Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận một vài trường hợp nhập viện để điều trị sốt xuất huyết degune, trong đó có một thanh niên 20 tuổi, bị sốt vào ngày thứ 5, da mắt xung huyết, tiểu cầu giảm. khi vào viện, bệnh nhân được điều trị bằng Thu*c hạ sốt, bù nước, điện giải. đến ngày thứ 7 bệnh nhân hết sốt, tiểu cầu tăng và được cho ra viện.

Cảnh giác khi tái mắc sốt xuất huyết

Bs. thư nhấn mạnh: sốt xuất huyết có thể mắc lại. khi bị nhiễm lại lần thứ 2, cơ thể đã quen với virus nên sản sinh ra kháng thể, tạo ra phản ứng miễn dịch nên có thể xuất hiện biểu hiện lâm sàng nặng.

Sốt xuất huyết dengue có nhiều mức độ khác nhau gồm: sốt xuất huyết dengue bình thường không có dấu hiệu cảnh báo, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng.

Thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, nhức hốc mắt. Ngày thứ 5 mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn tới Tu vong.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thúy

Những ngày đầu mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng giống sốt virus nên các bác sĩ phải sàng lọc kỹ để phát hiện sốt xuất huyết, theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Để điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch để phòng tránh nguy cơ cô đặc máu và tụt huyết áp.

Bs. thư khuyến cáo do sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền qua đường muỗi đốt nên người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, hạn chế số lượng muỗi, không tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển.

Nếu phát hiện có biểu hiện sốt virus, bệnh nhân phải vào viện để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời, nhất là đối với phụ nữ mang thai và người cao tuổi mắc các bệnh lý nền.

Thông tin thêm về virus zika sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus ở đà nẵng, bs. thư chia sẻ: bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương chưa từng ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm virus zika. đường lây truyền của virus này giống với đường lây truyền của sốt xuất huyết – thông qua đường muỗi đốt và cũng có các biểu hiện ban đầu là sốt virus. thời gian đầu nhiễm virus, bệnh nhân có diễn biến khá lành tính. tuy nhiên, virus này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bởi nếu nhiễm virus, trẻ sinh ra có thể bị dị tật đầu nhỏ.

Chính vì thế, mỗi người nên chủ động phòng bệnh, khi có các biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/sot-xuat-huyet-se-bung-phat-vao-cuoi-thang-6-390668.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Tại nước ta, thống kê mỗi năm có khoảng 500.000 người bị bệnh tiêu chảy, trong đó có những bệnh nhân tiêu chảy cấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em với các trường hợp Tu vong.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đang tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch tả tại Nam Sudan sau khi có hơn 2.300 người mắc bệnh, trong đó có 63 người Tu vong.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY