Bài giảng dược lý lâm sàng hôm nay

Sử dụng Thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận

Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của Thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của Thuốc và khả năng Thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.

Những vấn đề cần cân nhắc trong sử dụng Thuốc cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận

Hầu hết các loại Thuốc đều được bài xuất qua thận. Việc suy giảm chức năng thận có thể gây ra nhiều vấn đề trong việc dùng Thuốc điều trị, bởi những lý do dưới đây:

Không bài xuất được Thuốc hoặc chất chuyển hoá của Thuốc có thể gây nhiễm độc.

Người bệnh bị suy thận kém chịu đựng được các tác dụng phụ không mong muốn.

Có một số Thuốc không có hoặc giảm hiệu quả khi chức năng thận bị suy giảm.

Một số nguyên tắc khi dùng Thuốc ở người bệnh bị suy thận

Luôn dùng số Thuốc cần thiết ở mức tối thiểu.

Cần tránh, nếu có thể, các Thuốc gây độc cho thận.

Cần điều chỉnh liều dùng của nhiều loại Thuốc cho người bệnh bị suy thận để tránh nhiễm độc và đảm bảo hiệu quả của Thuốc.

Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của Thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của Thuốc và khả năng Thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.

Nhìn chung, tất cả người bệnh bị suy giảm chức năng thận có thể sẽ gặp nguy cơ xấu khi được dùng Thuốc với liều bằng với liều cho người bệnh có chức năng thận bình thường.

Điều chỉnh liều duy trì theo tình trạng lâm sàng. Có thể giảm liều duy trì bằng cách giảm liều ở mỗi lần dùng mà không thay đổi khoảng cách đưa Thuốc, hoặc giãn khoảng cách đưa Thuốc mà không thay đổi liều.

Chức năng của thận (thể hiện ở mức lọc cầu thận, độ thanh thải creatinin) giảm theo độ tuổi. Vì vậy, đối với người bệnh cao tuổi thì dùng Thuốc với liều như liều của bệnh nhân bị suy thận nhẹ.

Cách điều chỉnh liều cho người bệnh suy thận

Việc điều chỉnh liều được dựa vào mức độ suy thận, thể hiện ở mức lọc cầu thận (GFR) hoặc độ thanh thải creatinin huyết thanh. Bệnh suy thận thường được chia làm 3 mức độ:

Mức độ

GFR (ml/phút)

Creatinin huyết thanh (mmol/L)

Nhẹ

20 - 50

150 - 300

Vừa

10 - 20

300 - 700

Nặng

< 10

> 700

Những Thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng

Danh mục các loại Thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng cho người bệnh suy thận được trình bày trong phụ lục 7. Danh mục này bao gồm các Thuốc quan trọng hoặc hay được dùng như:

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: captopril, enalapril, perindopril, quinapril.

Aminoglycosid: amikacin, gentamicin, kanamycin, tobramycin.

Thuốc chống ung thư: bleomycin, cyclophosphamid, cisplatin, dacarbazin, methotrexat.

Thuốc chẹn bêta: acebutolol, atenolol.

Cephalosporin: cefadroxil, cefradin, cefazolin, cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): acid acetylsalicylic, diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, meloxicam, naproxen, piroxicam, tenoxicam.

Penicilin: amoxicilin, ampicilin, benzylpenicilin.

Quinolon: ciprofloxacin, acid nalidixic, norfloxacin, ofloxacin.

Tetracyclin ngoại trừ doxycyclin và minocyclin.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgduoclamsang/su-dung-thuoc-cho-nguoi-bi-suy-giam-chuc-nang-than/)

Tin cùng nội dung

  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY