Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Sự phát triển của thai nhi tuần 34

Còn 6 tuần nữa thôi mẹ và bé sẽ gặp nhau, vậy sự phát triển của thai nhi tuần 34 có điều gì đặc biệt khiến mẹ tò mò nào?

Mục Lục

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 34

2. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước vào tuần 34 của thai kỳ

2.1 Mất ngủ

2.2 Đi tiểu nhiều lần trong ngày

2.3 Đau bụng dưới

2.4 Dễ thở

2.5 Thay đổi tâm lý

2.6 Lịch khám thai

2.7 Bàn giao công việc

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 34

Mẹ có ngạc nhiên không nào khi biết rằng, vào tuần thứ 34, con yêu đã đạt 2,2-2,5 kg và dài khoảng 45 cm tính từ đầu đến chân. Kích thước này tương đương với một trái bí ngô đấy các mẹ.Tuy nhiên, trong vài tuần cuối trước khi chào đời, bé sẽ còn tiếp tục tăng cân nhưng mức tăng không quá nhiều như trước.

Trong tuần thai này, tử cung của người mẹ đã còn rất ít chỗ trống để bé con thoải mái nhào lộn, thai nhi 34 tuần cũng dần quay đầu xuống dưới để sẵn sàng tư thế chui ra ngoài gặp mẹ. nếu bé vẫn chưa có ý định quay đầu, ngôi thai thuận, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi lại nhẹ nhàng trong những tuần cuối thai kỳ, tích cực nói chuyện cùng con để bé “nghe lời” giúp mẹ có cuộc sinh thuận lợi.

su phat trien cua thai nhi tuan 34 - 1

Thai nhi 34 tuần có kích thước tương đương với trái bí ngô, bé con cũng đã biết bài tiết phân su đấy mẹ nhé! (Ảnh minh họa)

Gan và thận của thai 34 tuần đã phát triển đầy đủ, trong đó thận đã bài tiết ra chất thải. đây cũng là thời điểm, bé con đang bắt đầu tích trữ phân su (phân có màu xanh đen, có độ dính) trong ruột. đa số các bé sẽ đi phân su trong một vài ngày đầu sau sinh, tuy nhiên một số trẻ sơ sinh thậm chí còn đi phân su trong bụng mẹ, nó thải vào trong nước ối khiến nước ối bị bẩn. điều này khá nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp của em bé sau này.

2. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước vào tuần 34 của thai kỳ

2.1 Mất ngủ

Với chiếc bụng bầu to dần, mẹ bầu khó lòng tìm cho mình một tư thế nằm ngủ thực sự thoải mái. Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, chị em nên nằm nghiêng về bên trái, có thể kê thêm gối để đỡ bụng bầu và lưng bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

su phat trien cua thai nhi tuan 34 - 2

Đa số thai nhi trong tháng cuối thai kỳ sẽ bắt đầu quay đầu xuống dưới gọi là thai ngôi thuận để chuẩn bị cho cuộc sinh. (ảnh minh họa)

2.2 Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy phiền phức khi liên tục đi tiểu dù là ban ngày hay ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung đã giãn nở gần như tối đa và gây áp lực lên bàng quang khiến chị em muốn đi tiểu thường xuyên. Đây là chuyện bình thường của mẹ bầu nhưng về ban đêm, việc này có thể khiến bạn bị mất ngủ, vì vậy trước khi ngủ nên hạn chế uống nước.

2.3 Đau bụng dưới

Mẹ bầu có thể thấy xuất hiện nhiều những cơn đau bụng dưới gần vùng xương mu hơn bình thường. Nguyên nhân là do khung xương chậu của bạn đang bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho thời điểm em bé chào đời.

2.4 Dễ thở

Bạn sẽ không còn có cảm giác khó thở, hụt hơi như trước vì với sự phát triển của thai nhi tuần 34, bé con đã quay đầu xuống dưới khiến phổi và cơ hoành dịch dần về vị trí cũ.

2.5 Thay đổi tâm lý

Gần ngày sinh nở,các mẹ sẽ có tâm lý vừa háo hức vừa lo lắng không biết cuộc sinh của mình có an toàn hay không. Bạn cần trao đổi với chồng hoặc người bạn có kinh nghiệm sinh nở trước đó để được trấn an tinh thần. Hãy lạc quan và tin tưởng rằng, mọi khó khăn và những nỗ lực của hai mẹ con bạn trong thời gian qua sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn sẽ sớm được bế thiên thần nhỏ của mình mà thôi.

su phat trien cua thai nhi tuan 34 - 4

Từ tuần 34 trở đi, mẹ bầu cần sắp xếp công việc để bắt đầu cho kỳ nghỉ thai sản gần kề. (Ảnh minh họa)

2.6 Lịch khám thai

Từ tuần 34 trở đi, mẹ bầu cần thiết khám thai 1 tuần/lần để theo dõi sát sao các chỉ số của thai nhi và những diễn biến bất thường có thể gặp phải vì bạn đang gần kề thời điểm chuyển dạ không còn bao xa. đây cũng là thời điểm, chị em cần tiến hành làm hồ sơ sinh tại bệnh viện định sinh con.

2.7 Bàn giao công việc

Từ tuần 34, nhiều bà bầu sẽ bắt đầu sắp xếp công việc ở cơ quan để bàn giao cho người kế nhiệm trong thời gian nghỉ thai sản. Bạn cần đảm bảo rằng mình có thời gian nghỉ ngơi thoải mái trước khi lên bàn đẻ.

Hy vọng rằng với những thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần 34 ở trên, mẹ bầu sẽ có những chuẩn bị tốt nhất cho cả mẹ và bé khi cuộc chuyển dạ gần kề.

Theo Phương Thanh (Dịch từ Belly) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-34-c85a356362.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY