Tin tức hôm nay

Tin tức

Sức khỏe 3 bệnh nhân COVID-19 nặng giờ ra sao?

2 trong 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng sắp được cai máy thở, riêng bệnh nhân 43 tuổi, phi công người Anh vẫn đang trong tình trạng nặng.

Hội đồng chuyên môn của Tiểu ban Điều trị dưới sự chủ trì của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19 vừa tiếp tục hội chẩn trực tuyến cho 3 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ Hội chẩn cùng các các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, hô hấp, hồi sức tích cực… tham gia hội chẩn cho 3 ca bệnh là BN19, BN161 và BN91.

BN19, SN 1966, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội (bác của BN17) là trường hợp nằm viện lâu nhất trong số 270 bệnh nhân COVID-19. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đến nay đã sang ngày thứ 55, trong đó có tới 44 ngày nằm ở khoa Hồi sức tích cực.

Sau khi nghe báo cáo, Hội đồng chuyên môn đánh giá BN19 đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, các biểu hiện lâm sàng như khí máu, X-quang phổi đều đã tốt lên.

Các chuyên gia chỉ định tiếp tục tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc hô hấp, tập phục hồi chức năng và cai máy thở cho bệnh nhân. Hy vọng ngay trong tới, bệnh nhân sẽ được rời khoa Hồi sức tích cực. Đây là bệnh nhân rất nặng, đã phải thở máy và sử dụng ECMO – tim phổi nhân tạo. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, với sự nỗ lực cao của các bác sĩ và đội ngũ chuyên gia, ngày 4/4 bệnh nhân đã cai được ECMO. Nhưng 3 ngày sau, vào đêm 7/3 bệnh nhân ngừng tuần hoàn 3 lần trong đêm. Nhưng sau đó, bệnh nhân đã tiến triển một cách kỳ diệu.

Bệnh nhân cao tuổi nhất là BN161, SN 1932, ở Hưng Yên bị tai biến, qua nhiều giai đoạn khó khăn, hiện cũng đã có những tiến triển khả quan. Các bác sĩ đang từng bước cai thở máy cho bệnh nhân kết hợp chăm sóc hô hấp, phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh Mạnh Thắng)

Theo Hội đồng chuyên môn, trường hợp nặng nhất vẫn là BN91, SN 1977, nam phi công người Anh. Bệnh nhân có tiền sử béo phì, diễn biến rất nặng sau một thời gian điều trị và đây là bệnh nhân liên tục xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính và ngược lại. Hiện tại, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân âm tính trở lại, hiện không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đã mở khí quản thở máy kết hợp dùng ECMO và lọc máu.

Hội đồng chuyên môn đánh giá, bệnh nhân có tiến triển nhưng chậm, vẫn trong tình trạng nặng. Đây là trường hợp mà Hội đồng chuyên môn phải thảo luận rất kĩ về tất cả các giải pháp từ sử dụng Thu*c, các chỉ số sinh tồn, các vấn đề liên quan đến xét nghiệm.

Các thành viên hội chẩn đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và nhóm hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy xem xét lại các Thu*c sử dụng cũng như liều lượng, đồng thời xét nghiệm theo dõi nhiễm trùng bệnh viện, cấy lại vi khuẩn…

Tr.Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Suc-khoe-3-benh-nhan-COVID-19-nang-gio-ra-sao-593123/)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY