Phong thủy hôm nay

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi có chữa được không?

(MangYTe) - Suy giảm thính lực là vấn đề thường gặp ở người già với các triệu chứng suy giảm khả năng nghe, khiến họ gặp khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh. Nó có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vậy suy giảm thính lực ở người cao tuổi có chữa khỏi được không và làm sao để họ luôn thấy vui vẻ? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Suy giảm thính lực là gì?

Suy giảm thính lực là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi được y học gọi với tên lão thính. Suy giảm thính lực được biết đến là sự suy giảm hoặc mất khả năng nghe. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người trong độ tuổi từ 65 - 74 bị suy giảm thính lực và gần một nửa trong số những người lớn tuổi hơn 75 bị điếc nghiêm trọng.

Suy giảm thính lực phổ biến ở người cao tuổi.

Những người lớn tuổi không thể nghe tốt có thể bị trầm cảm hoặc rút lui khỏi các cuộc trò chuyện để tránh cảm thấy thất vọng, xấu hổ vì không hiểu những gì người khác đang nói. Suy giảm thính lực bị bỏ qua hoặc không được điều trị đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi nhiều khi chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức, bởi nhiều người cho rằng, đó là dấu hiệu bình thường ở tuổi già. Chính vì điều này mà rất nhiều người chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm soát cũng như điều trị bệnh.

Suy giảm thính lực ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Có rất nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan tới suy giảm thính lực ở người cao tuổi bao gồm:

- Luôn cảm thấy cô đơn: Những người cao tuổi bị suy giảm thính lực, không thể nghe tốt sẽ trở nên chán nản hoặc có xu hướng rút lui khỏi các cuộc giao tiếp xã hội để không cảm thấy xấu hổ vì chẳng thể hiểu những gì người khác nói. Lâu dần, họ sẽ có cảm giác cô đơn và tránh xa những người xung quanh.

Suy giảm thính lực khiến người già luôn thấy cô đơn.

- Giảm an toàn: Suy giảm thính lực có thể làm giảm sức khỏe thể chất của người cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, những người cao tuổi bị suy giảm thính lực không được điều trị sớm có nguy cơ bị té ngã cao hơn gấp 3 lần so với người khỏe mạnh khác.

- Luôn phiền muộn: Không thể nghe thấy câu chuyện của người khác khiến người già luôn có cảm giác phiền muộn, lo lắng và không mấy khi được vui vẻ.

- Sức khỏe kém: Mất thính lực, suy giảm thính lực dẫn đến sự cách ly với xã hội cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Những người bị cô lập xã hội ít có cơ hội tập thể dục, cộng với chế độ ăn uống không lành mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe thể chất kém, có nguy cơ gặp phải các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim.

- Sa sút trí tuệ: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, mức độ suy giảm trí nhớ tăng cao từ nhóm người nghe thấy ở tần suất âm thanh trên 25 decibels và càng suy giảm thính lực thì tỷ lệ suy giảm trí nhớ càng cao.

Suy giảm thính lực ở người già có chữa được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể, vì thực tế nhiều người đã có thể nghe trở lại bình thường. Tuy nhiên với người cao tuổi, các cơ quan thính giác lão hóa dần, nên trong điều trị cần sự kiên trì, bền bỉ thì mới đạt kết quả như mong muốn. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia mà người bệnh có thể tham khảo:

1. Giảm thiểu tiếng ồn

Tiếng ồn rất có hại cho thính lực và là một trong những nguyên nhân khiến người già sớm bị suy giảm thính lực hơn. Vì thế, muốn suy giảm thính lực đến muộn, người già nên sống ở những nơi yên tĩnh, tránh xa âm thanh có cường độ lớn, kích thích mạnh, như tiếng sấm sét, tiếng máy bay,...

2. Không ăn các thực phẩm giàu chất béo

Theo thống kê, có khoảng 2/3 số người bị điếc do tuổi già thường kèm theo bệnh xơ vữa động mạch. Điều này cho thấy, suy giảm thính lực ở tuổi già có mối quan hệ nhất định với bệnh mỡ trong máu, bởi bệnh tăng mỡ máu sẽ làm thành động mạch bị xơ vữa, khiến lượng máu và oxy cung cấp cho tai giảm, làm thính lực kém đi.

Người cao tuổi nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo.

3. Không ngoáy tai

Tuần hoàn máu của người cao tuổi bị suy giảm, chất nhờn trong tai tiết ra ít hơn nên dễ bị khô, gây ngứa, do đó, họ thường có thói quen ngoáy tai. Khi ngoáy tai, bàn tay của người già không được linh hoạt, dễ làm tổn thương và rách màng nhĩ, gây viêm nhiễm, tổn thương tới thính giác.

4. Không được để nước vào tai

Khi tắm rửa, người già nên thận trọng, hạn chế để nước vào tai, vì như thế rất dễ bị viêm nhiễm tai giữa, làm tình trạng suy giảm thính lực ngày càng nghiêm trọng hơn.

5. Sử dụng thảo dược

Theo các chuyên gia, một số sản phẩm thảo dược chứa thành phần gồm: cây cối xay, vảy ốc, đan sâm, thục địa,… có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe mà người cao tuổi nên kết hợp sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính – Hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe thính giác

Người cao tuổi, người sống trong các đô thị lớn thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại tiếng ồn rất dễ bị suy giảm thính lực. Chuyện các cụ ông, cụ bà bị "nghễnh ngãng" thường xuyên "nói tai nọ, xọ tai kia" gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày không còn là chuyện hiếm.

Với thành phần chính là cao cối xay một vị Thu*c được dân gian sử dụng từ xa xưa kết hợp với cao vảy ốc, cao bổ cốt toái, cao câu kỷ tử, cao đan sâm, cao cẩu tích, cao thục địa,… viên nén Kim Thính có tác dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, bổ thận, tăng cường sức khỏe thính giác, tăng cường thính lực cho đôi tai, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng ù tai và suy giảm thính lực. Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao như: Người cao tuổi, các đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn (nghe nhạc, nghe đài, tivi,…), giúp duy trì thính lực. Tăng cường thính lực cho đôi tai trong hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh về tai và suy giảm thính lực.

Sản phẩm được dùng cho những người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như ù tai, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục, các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: Suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến điếc tai, nghe kém.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171–173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.37756431 – 024.37756433 - Hotline miễn cước: 18006103.

*Sản phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh!

Ngọc Diệp

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/tu-van/suy-giam-thinh-luc-o-nguoi-cao-tuoi-co-chua-duoc-khong-20190108141117621.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Thính giác cho phép bạn tham gia với thế giới xung quanh. Từ khi là một đứa trẻ, bạn đã học nói bằng cách lắng nghe và bắt chước giọng nói của người khác
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY